Mọi đứa trẻ sinh ra đều có thể trở thành thiên tài


Mọi đứa trẻ sinh ra đều có thể trở thành thiên tài nếu chúng nhận được sự giáo dục đúng cách từ sớm… Và cha mẹ – những bậc sinh thành, tiếp xúc thường xuyên nhất với trẻ – là người có thể thực hiện việc này tốt hơn cả. Việc giáo dục trẻ cần được bắt đầu ngay từ khi bé chưa được 1 tuổi chứ không phải đợi đến lúc lớn lên. Đó không phải là một nhiệm vụ quá khó khăn bởi vào giai đoạn này, bạn có thể dạy con mình ngay từ chính những hoạt động tiếp xúc khi bạn cưng chiều hay vui đùa với bé.


Bất kỳ đứa trẻ nào cũng có thể trở thành thiên tài hay người ưu tú. Chúng ta phải bắt đầu giáo dục ngay từ ngày trẻ được sinh ra. Bởi vì nếu bắt não bộ làm việc ngay từ thời điểm trẻ được sinh ra giúp cho các khớp thần kinh tăng lên hình thành các mạch thần kinh.


Vì vậy, ngay khi ‘lên chức’ mẹ, chị em hãy chú ý 6 điểm sau để con phát triển vượt trội nhất.


1. Không so sánh con mình với những đứa trẻ khác
 

 


Khi sinh con ra, điều đầu tiên bạn hãy sờ vào khắp cơ thể bé và nhìn thật kỹ xem có gì bất thường không. Dù không có bất thường gì nhưng mỗi trẻ lớn lên theo cách riêng của chúng nên việc so sánh con mình với những đứa trẻ khác là sai lầm.


2. Không được bỏ bê


Trẻ con được sinh ra vẫn còn non nớt chưa thể tự lập được. Cha mẹ phải nhận thức rằng cần phải chăm sóc và giáo dục cho trẻ từng chút một. Sự quan tâm ấy khiến trẻ thấy mình được yêu thương, được chăm sóc và chúng sẽ phát triển đủ đầy cả về mặt thể chất lẫn tinh thần, trí tuệ.


3. Để con học hàng ngày


Không có cái gì tự nhiên mà giỏi, việc học tập lúc trẻ 0 tuổi là kích thích 5 giác quan và cơ thể trẻ. Điều quan trọng là hàng ngày phải tạo nên từng chút từng chút một những kích thích phù hợp với từng thời kỳ đối với trẻ.


4. Cha mẹ cũng phải cùng học với trẻ

 


Lúc 0 tuổi là thời kỳ trẻ có những thay đổi mãnh liệt nhất trong suốt cuộc đời con người. Cho dù những đứa trẻ có cùng tháng tuổi thì thể hình cũng như cách trưởng thành của mỗi đứa đều khác nhau nên việc so sánh con mình với những đứa trẻ khác là vô nghĩa.


5. Cha mẹ phải giữ gìn sức khỏe của mình


Sự phát triển của trẻ là không ngừng nghỉ. Nếu chúng ta dừng việc học tập cho trẻ có nghĩa là trì hoãn sự gia tăng các khớp thần kinh trong khoảng thời gian đó. Chính vì vậy cha mẹ phải chú ý đến sức khỏe của mình để giúp trẻ học tập không ngừng nghỉ.


6. Cảm thấy thú vị khi tiếp xúc với trẻ


Nếu cha mẹ biết bắt não bộ làm việc đúng cách sẽ thấy ngay được thành quả của việc dạy con. Để bắt não bộ làm việc đúng được cũng như để nhận ra được những thành quả đó thì cha mẹ cần cảm thấy thích thú khi tiếp xúc với trẻ.

 


Thế giới của trẻ biến đổi mạnh mẽ trong 12 tháng đầu. Bạn đừng lo lắng mà hãy quan sát sự trưởng thành của trẻ từng ngày từng ngày một.


Dù nói là 0 tuổi nhưng trong 12 tháng đầu sau sinh thế giới của trẻ mở ra giống như trời và đất. Rất khó để hình dung rằng một đứa trẻ vẫn chưa thể mở to mắt mới chỉ biết khóc với giọng yếu ớt này dần dần có thể đi lại, nói chuyện và hiểu được những điều phức tạp.


Lúc này khi chăm sóc trẻ cha mẹ sẽ luôn lo lắng rằng không biết con có lớn lên khỏe mạnh không, có lớn theo đúng tiêu chuẩn về độ tuổi không, sau này con có thể nói chuyện không, con có thể đi lại bình thường không v.v…


Nhưng chính những lo lắng cho sự trưởng thành của trẻ là thể hiện tình yêu thương khi nuôi dạy trẻ. Các bà mẹ hãy cứ tự tin vào bản thân mình khi nuôi dạy trẻ nhé. Dù cân nặng của trẻ hơi ít so với trung bình hay trẻ không vận động được theo như đúng độ tuổi nhưng nếu mắt trẻ lúc nào cũng tinh nhanh, chân tay lanh lẹ thì sự chăm sóc của các bạn hoàn toàn không có vấn đề gì cả.


Nguồn: tham khảo internet


Chia sẻ tin này

 
Quay lại đầu


Những tin mới hơn

 

Những tin cũ hơn

 
VIDEOS