Dạy con bằng đồ chơi và câu hỏi


I – Đồ chơi


Bé khám phá thế giới qua 5 giác quan : thị giác, thính giác, khứu giác, xúc giác, vị giác và khi biết nói, bé sẽ hỏi (khám phá thông tin)

 


Với một đồ chơi mới, trước tiên bé nhìn thấy, bé sẽ lại gần cầm lên xem xét, sờ nắn xem cứng mềm, lắc xem có kêu không, cho vào miệng để khám phá mùi, vị; kết thúc toàn bộ quy trình khám phá bằng 5 giác quan trong vòng tối đa 60s. Sau đó bé vứt đi, nếu đồ chơi bể vỡ, lại lặp lại chu trình khám phá bằng 5 giác quan, nếu không bể vỡ, không có gì mới, bé sẽ chán đồ chơi đó và đi tìm kiếm đồ chơi khác.


Như vậy, với mọi đồ chơi, bé luôn khám phá. Nếu đồ chơi có nhiều thông tin, khám phá nhiều, bé sẽ hứng thú nhiều. Đồ chơi không có thông tin mới, bé sẽ mau chán. Từ 0 - 6 tuổi, khả năng khám phá và học hỏi của bé là vô tận. Bé chưa bao giờ chơi, bé chỉ học hỏi và khám phá.


Những ngộ nhận phụ huynh hay gặp phải:


– Đồ chơi là bảo mẫu: Con chơi đi mẹ đi nấu cơm? – Bé sẽ chán ngay, đồ chơi không thay thế được cha mẹ.
– Để bé tự chơi? – Bé chỉ học qua đồ chơi, vì vậy có người hướng dẫn bé sẽ học được tối đa
– Đồ chơi để bé giải trí, để vui? – Bé không nghỉ ngơi, luôn học, luôn khám phá
– Đồ chơi công nghệ cao mới tốt? – Đồ chơi công nghệ cao làm con giảm khả năng sáng tạo
– Đồ chơi có gì đâu mà học? – Vậy thì con đâu có cần đồ chơi đó


Hãy chấp nhận ở tuổi con tư duy logic và tư duy phi logic luôn đồng hành cùng phát triển. Đừng ngăn chặn giết chết khả năng sáng tạo của con.


Ví dụ : Con vẽ mặt trời màu xanh. Mẹ vội bảo sao mặt trời lại màu xanh, màu đỏ (hoặc cam) chứ con? Rồi, con không nói gì cho mẹ nghe nữa.


Hãy hỏi và nghe bé trả lời:


– Mặt trời đẹp quá. Màu xanh hả con? Sao mặt trời này màu xanh con?
– Vì mặt trời chưa chín!
– Ah, mặt trời còn xanh. Hay quá. Vậy khi nào mặt trời chín con?
– Khi mặt trời chuyển sang đỏ.
Bạn thấy không, sẽ thú vị hơn nhiều khi nghe con nói.

 


Tiêu chí lựa đồ chơi:


– Là món đồ chơi để khám phá
– Thực hành kiến thức
– Giúp bé thể hiện cảm xúc
– Giúp trẻ sáng tạo
– Là công cụ kết nối giữa cha mẹ và con cái.
Trò chơi hấp dẫn con:
– Trò nhanh mắt (3 ly úp, một ly có đồ chơi nhỏ, tráo nhanh tay, đố con ly nào có đồ chơi)
– Trò tìm vật trong túi bằng tứ chi (ví dụ: lấy cho mẹ vật hình tròn bằng gỗ,… Con thò tay hoặc chân vào túi kín tìm, cảm nhận, và lấy ra)
– Nghe âm thanh nói tên đồ vật, sự việc
– Nhặt đồ bằng ngón chân
– Bịt mắt bắt dê
– Chuyền que chuyền thẻ
– Chơi khăng đánh đáo, lăn bi qua lỗ hẹp,…


Lưu ý: Từ 0 – 3 tuổi, đồ chơi phải cung cấp thông tin rõ ràng, chính xác, cung cấp từng bit thông tin đơn lẻ.


Màu sắc đồ chơi: màu sáng, đồng từ co lại. Chọn màu đồ chơi cho con đừng quá sặc sỡ, quá tương phản : làm mắt con yếu đi. Hãy chọn màu rõ ràng, ưu tiên trắng đỏ, các màu khác không nên chọn màu quá sáng, có phản quang.


II – Câu hỏi


Con người học hỏi qua sự vật, sự việc và thông tin. Từ 3 tuổi, bé nói rõ và nói nhiều, bé sẽ hỏi suốt. Vì bé khám phá thông tin bằng câu hỏi. Vậy nên đừng phiền khi bé hỏi. Hãy học cách nói chuyện với con. Câu khẳng định gây phản lực tâm lý. Câu hỏi không gây phản lực hoặc ít thôi.


Ví dụ: Mẹ đi làm dặn con ở nhà nấu cơm giặt quần áo.


– Ở nhà nhớ nấu cơm giặt quần áo nghe con. (câu khẳng định)
– Bữa nay gái ngoan ở nhà, có hai việc nấu cơm và giặt quần áo, con tính làm việc nào trước? (câu hỏi)


Tại sao phải sử dụng câu hỏi: Vì ai hỏi thì người đó kiểm soát tình hình. Bạn hãy hỏi, đừng để bé hỏi, bạn sẽ phải xoay vòng trả lời theo bé.


Con hỏi – trả lời bằng câu hỏi hoặc trả lời rồi hỏi luôn lại. Không bao giờ để trống trận địa. Kết thúc cuộc đối thoại bằng một câu hỏi (Ví dụ : Con còn hỏi gì nữa không? Con đồng ý chứ?)


Câu hỏi mới kích thích tư duy. Bé luôn phải suy nghĩ và sẽ tự tìm ra câu trả lời cho vấn đề mình thắc mắc.

 


Kỹ thuật đặt mạng lưới câu hỏi xung quanh sự vật sự việc.


Cái gì đây? – Cái ly – Ly của ai? – Ly làm bằng gì? Ly màu gì? Ly hình gì? Ly để làm gì?


Ly của con – Con tên gì? Con là con gái hay con trai? Con thích chơi trò gì? Con biết hát bài gì? Con đang làm gì?


Con đang ở nhà – Con ở nhà với ai? Con ở nhà làm gì? Con chơi trò gì ở nhà? Con thích chơi với ai ở nhà?


Chỉ từ một sự vật, bạn có hàng chục câu hỏi để hỏi con, nói chuyện với con suốt cả ngày, con không bao giờ chán và sẽ không bao giờ hết chuyện để nói với con.


Hỏi 2 giây con trả lời, con không trả lời – mẹ trả lời. Kết bằng câu hỏi khác.


Bé lớn hơn, dùng câu hỏi để chỉnh sửa hành vi.


Nguyên tắc thiết kế câu hỏi:


– Khi muốn nói với con, hãy lập ra hệ thống câu hỏi để con tự nói điều bố mẹ muốn ( 10 câu – 20 câu)
– Câu trả lời phải đúng là câu bạn muốn nghe (luôn luôn trong tất cả các câu trả lời của hệ thống câu hỏi)


Cơ chế SOS : Standback – Observe – Stiz


S: Vậy hả, sao vậy con?


O: Nghe con dãi bày và đặt ra câu trả lời bố mẹ muốn


S: thiết kế hệ thống câu hỏi và lèo lái.


Kỹ thuật đặt câu hỏi cần được thực hành nhiều không chỉ bố mẹ với bé mà cả bố mẹ với nhau.


Nguồn: Tham khảo Internet


Chia sẻ tin này

 
Quay lại đầu


Những tin mới hơn

 

Những tin cũ hơn

 
VIDEOS