Đánh giá
Đánh giá kết quả giáo dục của nhà trường trong suốt quá trình học, để điều chỉnh cho phù hợp với học sinh cuối mỗi bài học, sau một học kỳ và cuối năm học, để thấy được sự tiến bộ của từng em so với chính em. Đánh giá công khai, công bằng, và toàn diện. Học sinh cũng được huấn luyện kỹ năng tự đánh giá và cùng tham gia vào quá trình đánh giá.
Quan hệ thầy – trò
Quan hệ thầy - trò trong nhà trường thực hiện theo cơ chế phân công - hợp tác.
Quan hệ này được diễn đạt bằng công thức Thầy thiết kế - Trò thi công nhằm tạo ra sự trưởng thành và phát triển riêng của trò. Cơ chế này được hình thành thông qua việc làm: Thầy giao việc, làm mẫu - Trò làm theo mẫu của thầy.
Thầy cô công bằng và bình đẳng trước tất cả học sinh. Học sinh được khuyến khích trao đổi, giúp đỡ nhau trong học tập. Quan hệ cơ bản nhất giữa thầy và trò là quan hệ làm việc. Quan hệ như vậy sẽ tạo dựng cả một nề nếp làm việc của một công dân sau này.
Mọi yêu cầu thầy cô đưa ra phải được thi hành thật nghiêm. Ngay từ đầu trẻ phải làm cho đúng. Nếu chưa đúng phải làm lại cho đúng mới thôi. Đúng là đúng từ việc làm, nghiêm là nghiêm trong việc làm, chứ không phải ở thái độ.
Bằng cách làm đúng, nói đúng trong học tập, trẻ sẽ trở thành người đàng hoàng, không làm điêu, nói dối. Bằng cách đó, quan hệ thầy - trò được xây dựng ngay từ ngày đầu đến lớp. Thầy giúp trò làm được tức là tôn trọng trò.
Mỗi trẻ em ở học tập theo Mô hình Giáo Dục Sớm Bậc Tiểu Học đều được tôn trọng như nhau và được tạo cơ hội phát triển hết khả năng của mình. Trường tạo điều kiện cho các em học hết sức, chứ không quá sức. Trò cần học hết sức mình nhưng không căng thẳng, không bị áp lực, vừa đủ để cho việc học trở nên thích thú, hấp dẫn.
Chia sẻ tin này
Những tin mới hơn
Những tin cũ hơn