Lối hành xử sai lầm của cha mẹ làm nhụt chí lãnh đạo của con


Tình yêu thương và sự khôn ngoan của các bậc cha mẹ nếu không đặt đúng chỗ lại trở thành rào cản cho sự trưởng thành độc lập của những đứa trẻ có thiên hướng lãnh đạo.

Không nên cấm trẻ mạo hiểm.

Không nên cấm trẻ mạo hiểm.

1. Ngăn cấm trẻ trải nghiệm mạo hiểm

Quả thật sứ mệnh của các bố mẹ là che chở và bảo vệ con cái. Nhưng như thế không có nghĩa là chúng ta phải “úm” chúng trong cái "chăn mền" mà chúng ta tạo ra với suy nghĩ rằng như thế sẽ tốt hơn. Cũng thật dễ hiểu bởi chúng ta đang sống trong một thế giới luôn cảnh báo sự nguy hiểm ở mọi nơi. Sợ sẽ làm tổn thương con, nhiều bố mẹ bảo bọc con quá mức. Vô hình trung, cách làm này lại tách trẻ ra khỏi những “hành vi mạo hiểm lành mạnh” mà rất có thể nó đem lại bước ngoặc lớn cho con bạn theo chiều hướng tích cực.

Theo các chuyên gia tâm lý, một đứa trẻ không bao giờ bị trầy xước trong những hoạt động vui chơi ngoài trời sẽ thường xuyên phải đối diện với những nỗi ám ảnh khi trưởng thành. Mỗi đứa trẻ cần thiết phải vấp ngã để biết rằng đó là điều cần thiết chúng phải trải qua nếu muốn khôn lớn.

Trẻ đến tuổi yêu cũng cần phải trải nghiệm cảm giác chia tay bạn trai, bạn gái. Có như vậy chúng mới biết trân quý các mối quan hệ khác trong cuộc đời. Nếu cứ cố tách trẻ biệt lập với những xây xát hoặc các cú ngã, chúng sẽ trở nên tự mãn và thiếu sự tự trọng.

2. Giải cứu tức thì

Một thực tế đáng buồn là thế hệ trẻ ngày nay không thể làm được những gì mà cách đây 30 năm các thế hệ trước đã từng làm được. Đừng vội đổ lỗi cho thời thế bởi nguyên nhân cốt yếu là bố mẹ ngày nay quá sốt sắng để nhảy bổ vào giải quyết thay những rắc rối trẻ gặp phải. Dần dà điều này như một tất yếu với trẻ và khiến chúng ù lì, chai sạn trước mọi thử thách. Một khi ý chí chỉ là khẩu hiệu thì trẻ sẽ phải đối mặt với những thất bại không lối thoát. Và thực tế cuộc sống thì không ai sống thay ai được. Ngay cả bố mẹ cũng không bao giờ theo con suốt cuộc đời. Vậy, hãy trao cho trẻ trách nhiệm vực dậy cuộc đời của chính nó ngay từ ở bước té ngã ở lần tập đi đầu tiên.Trầy xướt ư, nó có đáng hơn một cuộc sống đầy những nước mắt thất vọng ê chề của con bạn sau này không?

3. Lời khen vô tội vạ

Trẻ được khen vô tội vạ sẽ lớn lên trong sự tự mãn và ngộ nhận về bản thân.


Khi chúng ta khen ngợi trẻ một cách dễ dàng và nhanh chóng bỏ qua những hành vi sai trái, trẻ sẽ học được cách lọc lừa, gian dối, phóng đại để lẩn tránh thực tế khó khăn. Nó không được học cách đối mặt khó khăn mà chỉ học được cách trốn tránh bởi chính bố mẹ nuôi dưỡng nó lớn lên trong những lời khen vô tội vạ.

Chúng ta dễ dàng nhận thấy rằng trong các cuộc thi cho thiếu nhi hiện nay ngay cả trên truyền hình, tất cả giải thưởng đều được san đều như thể quan niệm “vui vẻ cả làng”. Cách làm này với người lớn sẽ là công bằng nhưng sẽ không như thế với cá nhân trẻ. Các nhà tâm lý đã chỉ ra rằng quan niệm này có thể gây họa. Trẻ sẽ quan sát và tự rút ra kết luận: “Tôi không cần quá cố gắng cũng thành người chiến thắng. Ngoài kia, có cả một rừng người sẵn sàng tung hê tôi dù tôi chẳng thực sự quá xuất sắc. Họ có thể lừa dối mình nhưng như thế cũng vui đấy chứ.”

Nếu bố mẹ lúc nào cũng khen ngợi, trẻ sẽ dần quan sát và nhận ra rằng chỉ có bố mẹ chúng thấy vậy còn những người khác thì không. Vì thế, nó nghi ngờ bố mẹ đang lừa phỉnh mình. Một số trẻ khác lại có vô cùng tự hào về bản thân ngay tại lúc đó trong khi bản thân không được như lời khen ngợi. Và cứ thế, chúng vẫn luôn sống trong ảo tưởng nhưng tưởng nhầm rằng đó là thực tế. 

4. Ủy mị trong cách dạy con
  
Bạn không cần quá lo lắng về những đánh giá của con khi mình phê bình chúng.

Bạn không cần quá lo lắng về những đánh giá của con khi mình phê bình chúng. Mọi đứa trẻ đều phải học cách ứng xử với những từ "không" của bố mẹ. Chúng sẽ hiểu điều đó không được phép làm. Đó cũng là cách để chúng biết phân biệt đúng sai và tìm phương thế khác cho những nhu cầu của mình.

Bạn thấy thật sai khi đã đưa một đứa trẻ khác làm hình mẫu để răn đe con, nhưng trong vài trường hợp nó lại có tác dụng. Chẳng hạn, bạn dùng một gương sáng nào đó gần gũi và đồng lứa với con để cho con nhìn vào đó bắt chước. Tuy nhiên, cách này tùy thuộc nhiều và cá nhân người tiếp nhận và cách làm của người dạy dỗ. Nếu không nó sẽ nảy sinh tâm lý không tốt. 

Hãy cứng rắn với con trong việc nhận các món quà nặng vật chất. Hãy dùng đó làm bài học cho con rằng không gì tồn tại lâu dài nếu không dựa trên đôi chân của chính mình và trong thế giới vẫn còn những mối quan hệ vô điều kiện. 

5. Không kể cho trẻ nghe về trải nghiệm của bố mẹ khi ở tuổi chúng

Đôi khi, việc bạn trở về tuổi thơ và cố gắng hiểu những việc làm của con lại giúp ích rất nhiều. Bạn chỉ việc kể cho chúng nghe về quá khứ, về cách suy nghĩ và hành động trong cùng một tình huống khi từng ở tuổi của con. Và cứ thế để con tự lựa chọn lối hành xử của mình như một trải nghiệm cho dù nó có thể ngốc nghếch. Như vậy, bạn sẽ biết con bạn thực lực tới đâu để tìm cách giúp đỡ và dạy nó học cách vượt qua khó khăn. Vì chúng ta không phải là nhân tố duy nhất ảnh hưởng tới con cái nên chí ít chúng ta cần trở nên người có ảnh hưởng tốt nhất.

6. Nhầm lẫn giữa thông minh, tài năng với sự trưởng thành
  
Nhiều bố mẹ đánh đồng sự thông minh với sự trưởng thành của một đứa trẻ. 

Nhiều bố mẹ đánh đồng sự thông minh với sự trưởng thành của một đứa trẻ. Do đó, họ cho rằng khi con đủ thông minh cũng là lúc nó đủ bản lĩnh để bước vào cuộc đời. Tương tự, tài năng được phú ban cho mỗi người cũng chỉ trong một phạm vi hoạt động chuyên nghiệp chứ không bao gồm hết tất cả cái gọi là cuộc sống. Chính vì lẽ đó, chớ trao cho những đứa trẻ quyền tự quyết, tự chọn vượt quá lứa tuổi.

7. Không làm được những điều mà bố mẹ thường nói

Đừng cố tỏ ra là người hoàn hảo trước mặt con cái dù chúng ta có thể như thế hoặc trách nhiệm chúng ta phải như vậy. Điều đó sẽ giúp trẻ nhận thấy mình cũng có thể mắc sai lầm và chúng sẽ học cách khắc phục chứ không rơi vào trạng thái bất lực. Thế nhưng, bạn cũng hãy xem lại những hành động thiếu đúng đắn của mình bởi vì trẻ có thể nhận ra điều đó. Ví dụ như nếu bạn vứt rác vào thùng, trẻ sẽ hiểu rằng chúng nên làm như vậy. Hãy cho trẻ biết ý nghĩa của sự sẻ chia bằng cách tham gia các hoạt động xã hội, các chương trình thiện nguyện. Những việc làm thiết thực sẽ có giá trị hơn gấp nhiều lần so với những lời nói suông.


Chia sẻ tin này

 
Quay lại đầu


Những tin mới hơn

 

Những tin cũ hơn

 
VIDEOS