8 cách để cha mẹ trò chuyện với con hiệu quả:
- Đừng bao giờ bắt đầu óc non nớt của các con phải trả lời các câu hỏi rắc rối kiểu “Ngày hôm nay của con như thế nào?” hoặc “Con đã làm gì trong ngày hôm nay?” bởi câu trả lời nhận được từ các con sẽ là “Chả có gì cả mẹ ạ” hay “Cũng bình thường ạ”….Hãy đặt những câu hỏi vào trọng tâm như “Hôm nay con đi học có vui không?” để các con phải suy nghĩ và trả lời.
- Khi các con trả lời câu hỏi và bố mẹ đã có thông tin hãy nhẹ nhàng hỏi để con giải thích thêm với về các hoạt động đó. Bố mẹ có thể yêu cầu con miêu tả lại cho bố mẹ nghe. Hãy cố gắng nhắc đến tên một vài bạn khác của bé trong câu chuyện và thường xuyên nhắc đến chúng. Đây cũng là cách để bố mẹ phát triển kỹ năng giao tiếp của các con.
- Khi con bắt đầu ghép các việc con đã hoạt động trong ngày lại với nhau thì bố mẹ hãy hỏi con “ điều gì xảy ra tiếp theo?”, “Và con đã thực hiện nó thế nào?”, “Mẹ có thể thử làm nó cùng con được không?”…
- Hãy luôn nhớ rằng cả bố mẹ và con đều cần chờ cho đến lúc cả hai trong trạng thái thoải mái nhất và có thể suy nghĩ mạch lạc. Đừng hỏi han con lúc vừa về tới nhà, lúc con đang đói hay đang khát, hay lúc con đang chơi. Tư duy non nớt của bé không thể xử lý được quá nhiều việc cùng một lúc. Bố mẹ cũng cần thể hiện với bé rằng đang rất quan tâm tới câu chuyện, nếu không bé sẽ không muốn kể. Khoảng thời gian tốt nhất để hỏi han bé có lẽ là sau bữa tối hoặc sau một bữa ăn nhẹ nào đó.
- Chỉ nên tập trung vào một thông tin tại một thời điểm. Đừng hy vọng bố mẹ sẽ có một tóm tắt hoàn hảo về cả một ngày của con. Điều đó sẽ giống như là đang nhổ những chiếc răng, nhưng ngay cả các bác sĩ nha khoa cũng cần phải rất mềm mỏng.
- Đừng tạo cho con cảm giác là bố mẹ đang tra khảo con với quá nhiều câu hỏi. Hãy hỏi nhưng sao cho chúng có vẻ như đang xoay quanh một câu chuyện và con sẽ không trả lời với chỉ một từ. Hãy dùng tay để minh họa. Hãy khuyến khích sự nhiệt tình của con đối với những gì con đã làm trong ngày. Hãy thể hiện sự quan tâm của bố mẹ tới các hoạt động của bé và chia sẻ với bé cảm xúc của bố mẹ về những hoạt động đấy.
- Hãy hỏi con những câu hỏi như, “Và sau đó thế nào con?” hay “ Chuyện gì đầu tiên nhỉ?” Hãy dạy con cách sắp xếp các ý nghĩ bằng những câu hỏi về những điều xảy ra tiếp theo.
- Bố mẹ hãy nhớ rằng các con chưa ở tuổi đi học thì không hay giữ bí mật. Các con chỉ không thể tóm tắt mọi chuyện theo cái cách người lớn làm; và cũng không biết cách tách bạch các ý nghĩ khỏi những việc đang làm. Bố mẹ cần luôn bên con, dạy cho con các kỹ năng giao tiếp dù nó không phải quá phức tạp.
Đây là một trải nghiệm mới cho các bố mẹ. Khi cho các con đến tuổi tới trường bố mẹ sẽ phải chuẩn bị tinh thần rằng không chỉ có con học mà bố mẹ cũng phải học, và đây chính là một trong những điều mà bất cứ bố mẹ nào cũng nên học.
Chia sẻ tin này
Những tin cũ hơn