1. Trẻ ít được giao tiếp với mọi người
Thông thường những trẻ hay rụt rè, ngại ngùng trước đám đông thường là những trẻ ít nói, không thích giao tiếp với mọi người. Điều này sẽ dễ dàng nhận thấy đối với những trẻ không giữ trọng trách gì trong lớp học, gia đình có nhiều anh chị em hoặc bản chất ít nói, không thích giao tiếp.
2. Trẻ chậm thích nghi với môi trường mới
Có nhiều trường hợp trẻ bình thường nói chuyện rất nhiều, rất tự tin với người thân quen. Tuy nhiên khi tiếp xúc với người lạ, trẻ lại tỏ ra nhút nhát, sợ giao tiếp. Nguyên nhân của hiện tượng này là do trẻ chậm thích nghi với môi trường mới như chuyển chỗ ở, chuyển trường, chuyển lớp… Đối với những trường hợp này, để trẻ tự tin khi giao tiếp với người lạ, cần một khoảng thời gian hoặc thái độ cởi mở, nhiệt tình của người lạ.
3. Gia đình quá nuông chiều
Một lý do khiến trẻ kém tự tin khi giao tiếp với đám đông là do gia đình quá nuông chiều con. Nhiều gia đình lo con bị trầy xước, lo con bị đau nên không để con tự làm gì, tự khám phá thế giới xung quanh và đứng dậy sau những vấp ngã. Dần dần, trẻ hình thành tính ỷ lại, không tự tin khi làm bất cứ chuyện gì và luôn chờ đợi sự giúp đỡ từ người khác.
4. Mặc cảm vì bản thân
Một trong những lí do cũng khiến trẻ thiếu tự tin trước mọi người là do có thành tích học tập không tốt hoặc không có các tài năng khác như ca múa, làm thơ, viết văn,… Chính vì trẻ nghĩ mình không có tài, không tốt nên lo sợ mọi người chê cười hoặc hỏi han về kết quả học tập, năng khiếu của mình… Trẻ cũng sợ phát biểu trước đám đông vì sợ nói không chính xác, hoặc mọi người không đánh giá cao.
Ngoài ra, những trẻ có ngoại hình không cân đối như trẻ quá nhỏ, hoặc béo phì khiến trẻ mặc cảm, không tự tin khi giao tiếp với mọi người. Chính vì vậy trẻ dần dần hình thành suy nghĩ “tránh được là tốt” thành ra trẻ sợ đám đông, thiếu tự tin khi đứng trước nhiều người.
5. Cuộc sống gia đình không hạnh phúc
Bên cạnh đó cuộc sống gia đình không hạnh phúc cũng là một nguyên nhân làm các trẻ cảm thấy không tự tin. Đặc biệt đối với những gia đình có hoàn cảnh đặc biệt như cha mẹ phạm tôi, thần kinh không bình thường hoặc cha mẹ không chung sống với nhau… Chính vì vậy, khi tiếp xúc với mọi người, trẻ sẽ nghĩ về hoàn cảnh của gia đình mình, cảm thấy xấu hổ hoặc mặc cảm nên không thấy được tự tin, mạnh dạn như những trẻ khác.
6. Các nguyên nhân khác
Bên cạnh những nguyên nhân trên, còn có rất nhiều nguyên nhân khiến trẻ không tự tin khi giao tiếp với đông người như sự áp đặt của ông bà, cha mẹ, người thân, thầy cô, nhà trường, bạn bè… Đặc biệt là kiểu so sánh thành tích học tập hoặc tạo ra sức ép trong học tập, thành tích khiến trẻ thường rơi vào tình trạngstress nặng. Trẻ cảm thấy bất lực, không có cách giải quyết từ đó kém tự tin hơn khi tiếp xúc với mọi người.
Chia sẻ tin này
Những tin mới hơn
Những tin cũ hơn