Một buổi chiều cuối tuần, tôi đến nhà giáo sư ăn cơm. Vừa bước vào cửa, cô con gái 5 tuổi của thầy đã chạy ra lễ phép chào hỏi. Tôi chào thầy và quay ra xoa đầu cô bé: “Em xinh quá đi mất!”.
Tôi đem quà đưa cho cô bé, cô bé lại cười và lịch sự cảm ơn. Tôi quay sang thầy vui vẻ đáp lại: “Con gái thầy xinh quá ạ”.
Bất chợt tôi nhận ra sắc mặt của thầy thay đổi. Đợi cô bé đi khỏi, thầy nói: “Trò hãy xin lỗi con bé vì đã làm nó buồn”.
Tôi vô cùng ngạc nhiên: “Con mới chỉ khen cô bé, thưa thầy”. Giáo sư lắc đầu và nói: “Trò khen con bé xinh. Nhưng xinh xấu không do chúng quyết định. Nó có thể rất vui vì điều đó và nghĩ đó là ưu điểm. Thầy không muốn sau này con bé sẽ coi thường những đứa trẻ xấu hơn nó. Nhưng con bé đã cố gắng cho trò biết nó ngoan ngoãn như thế nào. Con bé sẽ buồn vì trò không nhận ra điều đó”.
Đó chính là cách giáo dục trẻ của người Bắc Âu. Tôi đã nghe lời thầy và lên xin lỗi cô bé. Việc đó khiến tôi hiểu ra một điều: “Nên khen sự cố gắng và nỗ lực của trẻ. Không nên khen trẻ thông minh và xinh đẹp. Lời khen chỉ có ích với những đặc điểm có thể thay đổi ở trẻ. Những kĩ năng trẻ học được mới là điều quý giá đối với chúng”.
Đừng khen trẻ thông minh, hãy khen trẻ có nhiều nỗ lực
Khi con đạt được điểm cao, làm được việc tốt hay có khi chỉ là câu nói lém lỉnh, đáng yêu, nhiều bậc cha mẹ đã không ngần ngại khen con thông minh. Điều đó thật sự không tốt!
Trí thông minh bẩm sinh của đứa trẻ là một lợi thế cho sự phát triển sau này của trẻ. Tuy nhiên, để học tốt, điều kiện không thể thiếu là sự chăm chỉ, cố gắng. Chăm chỉ là yếu tố có thể cải thiện còn trí thông minh bẩm sinh thì không thể thay đổi được. Mẹ khen con thông minh khi con đạt điểm số tốt sẽ làm đứa trẻ hiểu rằng thành quả đó là nhờ sự thông minh. Như vậy, người mẹ đã không giúp con chú trọng đúng mức vào sự chăm chỉ – yếu tố có thể duy trì năng lực của trẻ về lâu dài.
Cha mẹ hãy khen thưởng dựa trên sự nỗ lực của con. Thay vì khen: “Con thông minh quá” cha mẹ có thể khen: “Tốt lắm, đó là phần thưởng cho nỗ lực của con”. Khen thưởng dựa trên sự nỗ lực thì có nghĩa dù kết quả không tốt như trẻ hoặc cha mẹ mong muốn nhưng bé đã vô cùng cố gắng, chăm chỉ khi làm việc gì đó thì điều đó cũng vô cùng đáng khen. Lời khen này sẽ không sáo rỗng và thúc đẩy sự phát triển của con, khiến con sẽ luôn nỗ lực hết mình khi làm mọi việc.
Chuyên gia tâm lý cho rằng: “Khi bạn nghĩ bạn có được điều gì đó chỉ do mỗi tài năng, lúc thất bại, bạn sẽ tin lỗi tại mình và thấy khó vượt qua tất cả. Còn nếu bạn tin rằng mọi thứ đều cần lao động nghiêm túc, dày công thực hiện, thì khi vấp ngã, bạn sẽ đứng dậy được và biết cách hành động để có thể vươn xa hơn”.
Cho biết vì sao trẻ được khen
Lời khen bao giờ cũng cần đi cùng giải thích, nếu không sẽ chẳng có ý nghĩa gì. Bạn không nên khen chung chung: “Con ngoan lắm”, “Con giỏi lắm” mà có thể là: “Con làm mẹ thấy rất vui vì…”. Hãy cho trẻ biết tại sao bé lại được khen. Như vậy bé mới hiểu đúng mẹ đang khen mình cái gì để lần sau nỗ lực làm tốt hơn.
Cảm ơn hành động của con
Trong cuốn sách “Cha mẹ Nhật dạy con tự lập” tác giả Sugarhara nói rằng: Nếu cha mẹ nào lấy việc khen ngợi con làm động lực cơ bản khiến trẻ hành động. Nguy cơ trẻ chỉ làm việc khi được cha mẹ khen ngợi. Nhưng khi trẻ làm được việc gì, thay vì nói những câu “Con mẹ giỏi quá”, “Con mẹ quả là người lớn”, thì cha mẹ hãy nói những lời cảm ơn với việc con đã làm giúp bằng cảm xúc vui sướng và chân thành với trẻ như “Cảm ơn con”, “Con đã giúp mẹ được rất nhiều việc”, “Mẹ rất vui”. Bởi vì khi giúp đỡ cha mẹ, trẻ rất muốn biết cha mẹ cảm nhận gì về hành động ấy. Khi có thể hãy nói cho trẻ biết cảm xúc của mình, và càng truyền tải cụ thể từng việc làm của trẻ đã đem đến cho mình những niềm vui và lợi ích gì càng tốt.
Thừa nhận hành động của con bằng cách nói ra cảm xúc của bản thân về hành động ấy cũng chính là một cách khen ngợi.
Chia sẻ tin này
Những tin mới hơn
Những tin cũ hơn