Trẻ em ở Mỹ học kỹ năng sống như thế nào?


Điều quan trọng nhất trong giáo dục kỹ năng sống là thời gian để các trẻ nhỏ có thể trải nghiệm. Khi các em biết sắp xếp đồ cá nhân, nhặt đồ chơi, tự đeo balô hay tự lấy kẹo của mình sẽ hình thành thói quen ngăn nắp và tính tự giác trong tất cả công việc sau này.

Trẻ em ở Mỹ học kỹ năng sống như thế nào?

Tại quốc gia phát triển nhất thế giới này, trường tiểu học bao gồm các cấp lớp từ mẫu giáo đến lớp 5 hoặc 6. Trong mỗi lớp học đều được dành không gian mở với nhiều vật dụng học tập, vui chơi. Giờ học đa dạng với nhiều môn như toán, tiếng Anh, vẽ, hát nhạc hay đến thư viện đọc sách, ra sân tập thể thao, đá bóng, chơi các trò chơi ngoài trời…

Thông thường, tại mỗi lớp sẽ có từ 1-2 giáo viên phụ trách. Các thầy cô có thể chủ động sáng tạo ra hoạt động riêng cho lớp của mình. Giáo dục ở Mỹ cũng không có một cuốn sách cụ thể chuyên biệt về kỹ năng sống cho trẻ mà các bài học sẽ được lồng ghép vào nhiều tiết học khác nhau như đọc sách, tổ chức dã ngoại…

Đơn cử như trong giờ chơi, các em được lựa chọn một món đồ mình thích. Sau đó, cô giáo sẽ dán nhãn lên từng món đồ chơi và hỏi các bé về việc đồ vật này thì cất ở ngăn nào trên tủ cho gọn gàng. Trẻ em tại Mỹ được các thầy cô hướng dẫn kỹ năng sống một cách cơ bản và thực tế như cách treo áo khoác khi vào lớp thế nào cho đúng, cách rót nước từ bình ra cốc để không bị đổ hoặc đơn giản hơn là bài tập thực hành rửa tay trước khi ăn.

Điều quan trọng nhất trong giáo dục kỹ năng sống là thời gian để các trẻ nhỏ có thể trải nghiệm. Khi các em biết sắp xếp đồ cá nhân, nhặt đồ chơi, tự đeo balô hay tự lấy kẹo của mình sẽ hình thành thói quen ngăn nắp và tính tự giác trong tất cả công việc sau này.

Với cấp học lớn hơn như 4, 5 thì các em sẽ được học nhiều về văn hóa ứng xử. Các bài học được sắp xếp trong một tình huống cụ thể mà chính các em là nhân vật chính. Vào giờ trưa, các em sẽ được học cách phải xếp hàng, cách yêu cầu đồ ăn, cách đi đứng, nói lời xin lỗi hoặc cảm ơn và cách thu gọn chén dĩa sau khi ăn xong.

Các em sẽ được luân phiên vừa trong vai nhà ăn vừa trong vai học sinh để hiểu và trân trọng công lao động của các nhân viên dinh dưỡng. Không chỉ thế, học sinh tại Mỹ còn được đào tạo cách sử dụng vòi nước thế nào cho đúng, đi đứng, nói khẽ trong nhà vệ sinh…Tất cả hoạt động kể trên đều hướng học sinh đến cách ứng xử chuẩn mực không chỉ tại nhà trường mà còn rộng hơn là môi trường công cộng.

Trẻ em tại Mỹ thường sợ phải đi vệ sinh một mình vì thế trong lớp sẽ luôn có một chú gấu bông “dũng cảm” do thầy cô quy định (thường là nhân vật siêu nhân, siêu anh hùng…). Các em nhỏ có thể đem theo chú gấu này để quên đi nỗi sợ hãi khi vào nhà vệ sinh trường. Tương tự như cách dạy lòng dũng cảm trong sách giáo khoa Việt Nam, tuy nhiên trẻ em tại Mỹ chỉ phải vượt qua những nỗi sợ như đi xe đạp hoặc tập bơi thay vì đi lên thủy tinh.

Trẻ em ở Mỹ được dạy các kỹ năng sống như:

1. Tính tự lập

Người Mỹ rất coi trọng tinh thần độc lập, tự lực cánh sinh của mỗi người. Vì thế, ngay từ khi trẻ một tuổi rưỡi, họ đã bắt đầu dạy cho trẻ các kỹ năng tự phục vụ bản thân.

Các kỹ năng tự phục vụ của trẻ bao gồm: Buộc dây giầy, mặc quần áo, cài cúc áo, kéo phéc-mơ-tuya, rửa mặt, đánh răng, chải đầu, ăn cơm… Tuy nhiên, những kỹ năng này không đồng nhất ở tất cả các giai đoạn phát triển của trẻ mà chia theo độ tuổi.

2. Sự lễ phép

Ở các trường mẫu giáo ở Mỹ, ngoài việc khơi mở trí lực giai đoạn đầu cho trẻ, người ta rất coi trọng việc dạy cho trẻ các quy tắc lễ nghi. Yêu cầu đối với mỗi em là phải nghe theo lời chỉ bảo của các giáo viên, học cách tham gia các hoạt động tập thể cùng với những học sinh khác.

Trong các trường mẫu giáo ở Mỹ, mỗi khi có một bạn nhỏ hắt xì, sẽ phải nói với những người bạn xung quanh của em rằng: “Xin lỗi!”, ngược lại, những người bạn của em sẽ nói: “Chúc phúc cho cậu!”. Điều này đã trở thành một hành vi tự giác của trẻ.

3. Sự tôn trọng

Ở Mỹ, việc tôn trọng trẻ em không chỉ vì chúng nhỏ tuổi, cần sự ưu ái, quan tâm, chăm sóc mà còn vì trong quan niệm của họ, mỗi đứa trẻ ngay từ khi ra đời đã là một cá thể độc lập, có cá tính và những mong muốn độc lập của mình. Bất kể là bố mẹ hay thầy cô giáo đều không có đặc quyền chi phối và hạn chế hành vi của chúng.

Chẳng hạn, người Mỹ rất chú ý đến phương pháp cũng như giọng điệu khi nói chuyện với trẻ. Khi nói chuyện với trẻ, người lớn không chỉ phải chăm chú nghe mà có lúc còn phải quỳ xuống để nói chuyện với trẻ một cách “bình đẳng”, khiến trẻ cảm thấy được tôn trọng.

Khi trẻ ăn cơm, không thể ép, khi trẻ phạm lỗi không nên quở mắng quá lời, khi muốn trẻ thay quần áo, cũng không thể to tiếng quát nạt,… nếu không, sẽ làm cho trẻ cảm giác nặng nề và tự ti.

4. Hai mươi phút quan trọng trong ngày

Nhiều nhà giáo dục Mỹ kêu gọi các bậc cha mẹ dành 20 phút mỗi ngày để đọc sách cho con cái của mình nghe. Hai mươi phút là thời gian không dài nhưng sẽ rất hữu ích với trẻ. Qua giọng đọc rủ rỉ của cha mẹ mỗi ngày, hứng thú về việc đọc sách sẽ dần được hình thành trong trẻ. Bên cạnh đó, thực tiễn đã chứng minh, việc trẻ được nghe đọc sách thường xuyên có thể giúp trẻ tăng cường khả năng chú ý, vốn từ vựng, kích thích, khơi gợi trí tưởng tượng, mở rộng tầm nhìn và kiến văn cho trẻ,…

Nguồn: Internet


Chia sẻ tin này

 
Quay lại đầu


Những tin mới hơn

 

Những tin cũ hơn

 
VIDEOS