Bước 1
Lập một danh sách những điều có thể xảy ra trong thời gian làm bài tập của trẻ. Xem trước trẻ có bao nhiêu bài tập được giao về nhà, các bài tập này cần nghiên cứu, tham khảo những bài tập nào. Yêu cầu trẻ kiểm tra những bài tập cần phải hoàn thành của mình.
Bước 2
Dạy trẻ làm bài tập. Bạn rất mong bé trả lời trôi chảy các câu hỏi, tuy nhiên trẻ ngập ngừng không biết cần phải bắt đầu từ đâu. Thay vì quát mắng, hãy nhẹ nhàng giải thích căn nguyên của vấn đề. Chia tách câu hỏi ra thành nhiều ý nhỏ để trẻ hiểu sâu sắc các khái niệm, dẫn dắt bé đến câu trả lời.
Bước 3
Loại bỏ các yếu tố gây mất tập trung bên ngoài. Bước này đặc biệt quan trọng bởi tâm trí của trẻ con dễ bị sao nhãng, bay bổng với những thứ xung quanh. Tắt ti vi, di chuyển khỏi những nơi có tiếng ồn, đông người bàn tán qua lại. Đồ chơi và các vật thu hút ánh mắt của trẻ cũng cần phải đưa ra ngoài tầm mắt quan sát.
Bước 4
Không nên cho trẻ học trong thời gian quá dài. Hãy kết hợp học và nghỉ giải lao. Vừa học vừa chơi sẽ giúp trẻ tiếp thu bài nhanh hơn, đồng thời bạn cũng được giải tỏa những áp lực. Cùng chơi với bé sẽ tạo khoảng cách gần gũi, khi học trẻ cũng thoải mái trao đổi và hỏi han bạn nhiều hơn.
Bước 5
Khi bạn cảm thấy không thể giữ được bình tĩnh, hãy nghỉ ngơi một vài phút. Nói với trẻ bạn phải đi vệ sinh hoặc uống nước. Tận dụng khoảng thời gian một vài phút đó hít thở thật sâu và tập trung lại. Luôn ghi nhớ rằng không được nổi nóng trước mặt con trẻ khi dạy chúng học. Ngược lại phải luôn luôn kiên trì, nhẹ nhàng. Thậm chí có những vấn đề bạn sẽ phải giải thích đi giải thích lại nhiều lần nhưng bạn luôn phải ghi nhớ và nhắc nhở mình, cần phải kiên nhẫn với con trẻ.
Chia sẻ tin này
Những tin cũ hơn