Rối loạn tâm thần ở trẻ và cách phòng tránh


Trẻ bị rối loạn tâm thần còn có thể có những biểu hiện khác như rối loạn tư duy nói nhiều, nội dung linh tinh, khó hiểu gia tăng hành vi, rối loạn bài tiết (tiểu lắt nhắt, nhiều lần).

Rối loạn tâm thần ở trẻ và cách phòng tránh

Nếu trẻ đột nhiên học hành sa sút, ăn ít, uống nhiều, thức khuya, mất ngủ và hay khóc cười vô cớ, cha mệ hãy quan tâm tới trẻ sát sao hơn, vì đó có thể là những dấu hiệu của chứng rối loạn tâm thần.

Trẻ bị rối loạn tâm thần còn có thể có những biểu hiện khác như rối loạn tư duy nói nhiều, nội dung linh tinh, khó hiểu gia tăng hành vi, rối loạn bài tiết (tiểu lắt nhắt, nhiều lần).

Bác sĩ Lâm Xuân Điền, giám đốc bệnh viện Sức khỏe tâm thần TP HCM cho biết, các dạng rối loạn sức khỏe tâm thần phân liệt, chậm phát triển tâm thần, rối loạn giấc ngủ, rối loạn phát triển tâm sinh lý… nguyên nhân gây rối loạn bao gồm:

+ Yếu tố sinh học (di truyền)

+ Tổn thương thực thể (xảy ra trong thời kì bào thai, sinh nở hoặc do bệnh tật sau sinh).

+ Sang chấn tâm lý: ở tuổi học trò, những trục trặc trong cuộc sống gia đình và nhà trường, sự thiếu hụt tình cảm (do cha mẹ ly dị, bỏ rơi, do quan hệ thầy trò, bạn bè bị xáo trộn) dễ dẫn đến các rối loạn kể trên.

 

 

Hành vi bất thường ở trẻ có thể chỉ là một phản ứng nhất thời. Nếu được xử lý thích hợp, trẻ sẽ ổn định và tiếp tục phát triển bình thường. Nếu tình hình nghiêm trọng hơn, trẻ cần được khám nghiệm đầy đủ về y khoa và tâm lý. Cha mẹ phải vượt qua mặc cảm “bệnh tâm thần” để đưa con đến khám ở cơ sở chuyên khoa  càng sớm càng tốt.

Những ứng xử hợp lý trong cuộc sống hàng ngày của cha mẹ sẽ giúp con phòng tránh nguy cơ rối loạn tâm thần, cụ thể là

+ Tạo không khí gia đình ấm áp, hòa thuận, mọi người yêu thương nhau. Trong đó, cha mẹ là tấm gương sáng cho con, giúp trẻ tự khẳng định và bảo vệ mình, tự đề kháng trước những nguy cơ bên ngoài.

+ Không áp đặt, chụp mũ, xúc phạm hay dùng những biện pháp nặng nề với trẻ. Những hành vi thô bạo sẽ để lại vết thương sâu trong tâm hồn, ngăn chặn sự phát triển bình thường của trẻ.

+ Nên chấp nhận thực trạng của trẻ, không áp đặt các định kiến hay sự kỳ vọng của mình. Cần tìm cách phát huy những mặt tích cực của trẻ thay vì than vãn, hối hận, tuyệt vọng.

+ Không nên quá nuông chiều, đừng sợ con thất bại hay gặp nguy hiểm mà không cho nó tự lập, làm trẻ mất tính chủ động

+ Tạo môi trường học đường và xã hội lành mạnh, không gây áp đặt tâm lý quá nhiều về việc học tập của các em.

 


Chia sẻ tin này

 
Quay lại đầu


Những tin mới hơn

 

Những tin cũ hơn

 
VIDEOS