Theo Edison đã từng nói rằng “đối với một vấn đề hóc búa việc giải quyết vấn đề đòi hỏi chúng ta 80% sự tư duy sáng tạo” . Một người có chỉ số IQ cao luôn giải quyết vấn đề theo một cách khác thường mà một người bình thường làm. Chắc hẳn cuốn sách The World is Flat xuất bản gần đây, tác giả Thomas Friedman, phóng viên tờ New York Times, cho rằng các quốc gia như Mỹ từ lâu xem tính sáng tạo đương nhiên phải có – bởi lẽ nó đã ăn quá sâu vào tiềm thức của người dân và đó là kết quả của chiến lược phát triển não phải. Và ông khẳng định đây là thời của sự phát triển não phải, não của sự sáng tạo. Trong khi nhiều quốc gia khác vẫn đang tìm cách hệ thống các phương pháp nhằm xây dựng và khai thác tính sáng tạo của não phải.
Não phải- trung tâm sự sáng tạo
Đại não của chúng ta hết sức thần kỳ, ẩn chứa một tiềm lực vô hạn, là nơi quan trọng để bồi dưỡng và nâng cao tiềm năng của con người. Đại não gồm não trái và não phải do các dây thần kinh kết nối hai bán cầu đại não. Các nhà khoa học đã từ lâu đều phát hiện ra rằng có một dây thần kinh gọi là đường Mason Dixon chia não bộ của con người ra làm 2 phần, bán cầu nào phải và bán cầu não trái. Thế thì đúng là rắc rối thật. Tại sao lại phải tốn công tốn sức phát triển phần não bên phải của chúng ta? Đó là bởi vì phần lớn các công việc mà phần não bên trái xử lý như lập trình, kế toán tài chính và thực hiện các cuộc gọi định tuyến (những công việc đã từng được các công nhân Mỹ thực hiện), thì giờ đây chúng có thể được thực hiện một cách hiệu quả hơn và có chi phí thấp hơn bằng thuê ngoài hoặc sử dụng công nghệ tự động. Trong khi đó, các ý tưởng đột phá thường là kết quả của nửa còn lại bộ não. Não phải tiếp nhận cảm giác về âm thanh, màu sắc và nghệ thuật. Giờ đây, những tấm bằng Thạc sỹ Nghệ thuật (MFA: master of fine arts), là một tấm bằng quản trị kinh doanh mới. Ngày càng có nhiều công việc ở Mỹ hoặc các nền kinh tế phát triển khác cần đến sự hiểu biết về toán học và những khái niệm về tính toán.
Thậm chí vai trò của bán cầu não phải sẽ được phát huy bởi các phép tính phức tạp về toán học và logic.
Các nhân viên của các tập đoàn lớn hiện nay đều phải chinh phục các câu hỏi về tư duy sáng tạo khi vượt qua các vòng phỏng vấn để trở thành những nhân viên chính thức. Trong cuốn “Làm thế nào để dịch chuyển núi Phú Sĩ” các tác giả đã mô tả quá trình của phỏng vấn tuyển dụng các Microsolf, các ứng viên luôn nhận được những câu hỏi mà đòi hỏi kĩ năng “suy nghĩ ngoài chiếc hộp” (thinking out of box) của các ứng viên như: “làm sao để dịch chuyển núi phú sĩ? có bao nhiêu cây cầu trong thành phố? vì sao chiếc nắp cống lại hình tròn?…
Tony Buzan cha đẻ của ứng dụng Minmap (bản đồ tư duy) cũng đã ứng dụng não phải cho việc phát triển lý thuyết của mình về sử dụng bản đồ tư duy trong công việc. Ứng dụng của bản đồ tư duy là sự kết hợp giữa dữ liệu, con số logic (não trái)…với ứng dụng hình ảnh, màu sắc, đường nét…(não phải) để thúc đẩy sự sáng tạo của bộ não trong việc phân tích các vấn đề trong công việc. Và đó là một thành tựu tuyệt vời và Mindmap được coi là sự phát minh vĩ đại trong ngành công nghệ sáng tạo trong việc phát huy bộ nảo con người.
Nhưng cũng không thể xem thường não trái, bới bản chất sự sáng tạo không phải tự nhiên mà có mà nó được hình thành dựa trên nền kiến thức nền tảng nhất định. Sáng tạo dựa trên kiến thức sẵn có bởi đó là sự “sắp xếp lại theo một trật tự mới những cái đã có sẵn”. Những nhân viên thống kê và những nhà phân tích định lượng xuất sắc nhất đều là người có trực giác và sự sáng tạo. Và nếu như họ (những nhân viên thống kê và những nhà phân tích định lượng) không thể giải thích những kết quả của họ một cách dễ hiểu cho những người có trách nhiệm ra quyết định thì ý kiến của họ sẽ không có nhiều sức thuyết phục. Các học viên chuyên ngành tiếng Anh và phim ảnh không nên lảng tránh những khóa học về toán học, còn những người đam mê toán học thì nên học cách sử dụng trực giác và dùng từ ngữ thích hợp để thể hiện bản thân mình.
Kinh doanh bằng não phải
Các nhà tập đoàn đa quốc gia ngày nay phải đối mặt với rất nhiều thách thức và sự phức tạp của việc kinh doanh trong môi trường toàn cầu. Cạnh trang ngày một khốc liệt và sẽ còn gia tăng khi mà các nền kinh tế mới nổi đầy quyền lực như Trung Quốc và Ấn Độ tiếp thị sản phẩm và dịch vụ của họ. Việc công ty thấm nhuần về một nền văn hoá sáng tạo có thể tạo ra nhiều sự khác biệt nổi bật và nhờ đó giải quyết ổn thoả mọi thách thức kinh doanh mới phát sinh. Có thời Trung Quốc, Việt Nam và Ấn Độ được xem là mảnh đất tốt để tận dụng sức sản xuất kiểu vệ tinh – nhờ chi phí lao động thấp hơn châu Âu hay Bắc Mỹ. Tuy nhiên, ngày càng rõ nét hơn, việc chú trọng vào giáo dục và tính sáng tạo đang làm cho Trung Quốc trở thành điểm hấp dẫn cho các hoạt động đầu tư vào nghiên cứu và phát triển (R&D). Chẳng hạn Microsoft có ba trung tâm R&D tầm cỡ toàn cầu – ngoài trụ sở chính ở Redmond, bang Washington (Mỹ), hai trung tâm còn lại thì một ở London (Anh), và một ở Thượng Hải (Trung Quốc).
Quản lý biên tập tờ Business Week, Stephen J. Adler, đã lồng vào môi trường kinh doanh hiện nay thêm một từ nữa: “Nền kinh tế sáng tạo”. Trong một bài xã luận “Sẵn sàng để đổi mới” được xuất bản vào tháng 8/2005, ông viết: “Nền kinh tế sáng tạo có thể bị đánh giá là thổi phồng quá mức, thế nhưng điều mà nhiều công ty đang ấp ủ, đó là khả năng cạnh tranh mạnh mẽ bằng các sáng chế và thiết kế mới, đã chỉ ra được những khó khăn mà các công ty Mỹ đang mắc phải: những công việc kỹ thuật cao với mức lương chót vót, đồng thời phải dời công việc sản xuất sang những nước khác. Thế nhưng, những công ty Mỹ thông minh nhất cũng sẽ nhận ra rằng, họ vẫn có khả năng dẫn đầu thị trường nếu họ thực sự lắng nghe những mong muốn của khách hàng và luôn xem xét lại các mẫu thiết kế sản phẩm. Đó là lý do vì sao Starbucks bán cà phê nhanh ồ ạt.”
Văn phòng làm việc của Microsolf luôn được thiết kế với nhiều phong cách ấn tượng bằng sự kết hợp của màu sắc và hình khối kết hợp với các yếu tố về âm nhạc và giải trí giúp cho nhân viên tận dụng não phải của mình trong việc tác ý tưởng mới.
Cuộc chiến của các doanh nghiệp sản xuất xe hơi hiện nay là cuộc chiến trong ngành thiết kế, những mẩu mã mới của những nhà thiết kế công nghiệp kiểu dáng xe hơi sẽ là lợi thế cạnh tranh. Ông Bruno Sacco, nguyên giám đốc thiết kế kiểu dáng của Mercedes Benz, người có công đóng góp rất lớn vào những thành công của công ty đã từng khẳng định: “Kiểu dáng liên quan tới 85% quyết định mua của khách hàng”, khi nói về tầm quan trọng của kiểu dáng đối với việc gia tăng giá trị của sản phẩm. Thiết kế kiểu dáng đóng vai trò đáng kể trong việc đưa ra quyết định mua hàng như vậy, nhưng nhiều công ty của ta hiện vẫn còn nghĩ rằng họ không cần quan tâm đến thiết kế kiểu dáng. Tất cả những gì mà họ đang tìm cách làm đó là bán hàng với giá rẻ hơn so với đối thủ cạnh tranh và đã thành công theo cách như vậy. Dẫu rằng đó chỉ là thành công nhất thời, nhưng cũng rất nguy hiểm.
Có thể thấy, những nhà lãnh đạo kinh doanh ngày nay cần theo đuổi triết lý suy nghĩ mới về “một nền kinh tế sáng tạo” và “nền văn hóa não phải”. Các công ty cũng như các bộ phận thiết kế cần phải hợp nhất sức mạnh lý trí và tính sáng tạo thành một khối thống nhất. Sáng tạo trong việc tạo ra các giá trị cho khách hàng, sáng tạo trong phát triển sản phẩm công nghệ…Kết quả sẽ đem đến cho các khách hàng những trải nghiệm thú vị hơn và có ý nghĩa hơn. Đó cũng chính là điều sẽ đem lại cho các công ty sự tín nhiệm và lòng trung thành của khách hàng. Kỷ nguyên mà não trái thắng thế và thời đại thông tin do nó phát sinh ra đang dần được thay thế bởi một thế giới mới mà tại đó các phẩm chất của não phải như sáng tạo, trực giác. Chúng ta đang chuyển từ một kỷ nguyên mà những ai có bằng MBA (cử nhân quản trị kinh doanh) hầu như không còn khả năng cạnh tranh với bằng MFA – Master of Fine Arts (cử nhân mỹ thuật) . Đây thực sự là một cách thức suy nghĩ hoàn toàn mới. Có lẽ câu trả lời cho việc phải đương đầu với các thách thức kinh doanh ngày nay như thế nào không phải là đơn nhất lựa chọn các giải pháp, kỹ năng từ một bán cầu não riêng biệt, mà phải có sự phối kết hợp cả hai.
Một vài trường đại học kinh doanh hàng đầu thế giới như Oxford, Harvard đang thiết kế những khoá đào tạo về thiết kế sản phẩm, cách tân sản phẩm hay quản lý quy trình thiết kế tới các học viên MBA. Trường đại học Stanford còn xây dựng một viện nghiên cứu thiết kế mới để dạy các chiến lược thiết kế cả cho sinh viên kinh doanh lẫn sinh viên thiết kế. Còn trường đại học quản lý Rotman, Canada phát triển nhiều chương trình đào tạo kinh doanh chuyên về chiến lược thiết kế và cách tân. Chiều hướng này xem ra còn tiếp tục phát triển mạnh mẽ trong thời gian tới.
Khoa học đã tìm hiểu được những đặc tính khác biệt của hai bán cầu não. Dễ dàng giải thích tại sao các hệ thống giảng dạy của chúng ta đều dạy theo các tiến trình, bài giảng cụ thể. Bởi vì cách thức này dễ được tiếp thu nhất khi não trái xử lý các thông tin logic. Trong khi đó, có rất ít các khoá học theo đuổi những suy nghĩ của não phải, ngoại trừ một số ngành nghệ thuật. Các nước trên thế giới đã đi trước chúng ta rất nhiều trong lĩnh vực khuyến khích sáng tạo. Họ đang làm nên những thay đổi lớn lao, cải thiện vị thế trên trường quốc tế. Ở đây, không nói đến những quốc gia phương Tây hay Mỹ ở rất xa, mà chỉ muốn nêu lên những ví dụ về những quốc gia châu Á, những láng giềng của chúng ta: Singapore, Malayxia và Trung Quốc.
Chia sẻ tin này
Những tin mới hơn
Những tin cũ hơn