Phương pháp học tập cho trẻ 3 – 4 tuổi tạo nền tảng cho tương lai
- Thứ hai - 29/02/2016 23:10
- In ra
- Đóng cửa sổ này
1. Xây dựng thói quen sinh hoạt
Đây là thời kỳ bé có thể tự mình làm các sinh hoạt cơ bản như thay quần áo, cầm đũa khi ăn, xả nước khi đi vệ sinh. Bạn có thể hình thành thói quen sinh hoạt cho trẻ như quy định giờ ngủ hay giờ thức dậy, khung giờ ăn bữa chính, bữa phụ.
Thời kỳ này mầm mống cái tôi của trẻ bắt đầu được hình thành, trẻ bắt đầu biểu hiện những đòi hỏi hoặc kháng cự với những điều không thích, nhưng khả năng nói chuyện với người lớn đang dần hình thành nên bạn có thể nói chuyện truyền đạt được tình cảm làm giảm bớt stress cho trẻ. Bạn cũng có thể cho trẻ chơi và xây dựng mối quan hệ với người khác bằng cách dẫn trẻ đến nơi tập trung nhiều bạn đồng trang lứa để phát triển kỹ năng giao tiếp.
2. Kích thích khả năng tìm hiểu và bộc lộ cảm xúc tự nhiên
Trẻ con trong thời kỳ này, thường quan tâm đến tất cả mọi thứ xung quanh, chúng thường đặt ra các câu hỏi như “cái này là cái gì” “tại sao lại như thế”. Phạm vi hoạt động của trẻ cũng mở rộng hơn, trẻ bắt đầu bộc lộ tính khám phá, hấp thu những cái mới và tỏ ra phấn khích với những điều mình chưa biết, bố mẹ cũng cần quan tâm nuôi lớn cảm xúc đó.
Tuy nhiên, không phải lúc nào bạn cũng có thể trả lời được tất cả các câu hỏi của trẻ, khi đó ai cũng mong muốn trả lời ngay nhưng nếu không thể trả lời được thì cũng nhất định cần đối ứng lại với trẻ chẳng hạn như “sau khi mẹ xong việc nhé”. Hoặc bạn cũng có thể hỏi lại con “thế còn con nghĩ sao” hoặc nói “chúng ta cùng tìm hiểu nhé”, việc cha mẹ cùng con tìm câu trả lời cũng là một các hay. Phản ứng chân thành của bạn đối với những câu hỏi “tại sao” của trẻ như vậy sẽ giúp bồi đắp ham muốn “muốn học”, “muốn biết”, đó là cơ sở cho việc học tập và phát triển trong tương lai.
3. Cách hoạt động cụ thể có ảnh hưởng đến khả năng phát triển của trẻ
– Nhận thức về kích cỡ : thời kỳ này trẻ có thể hiểu được “lớn – nhỏ”, “dài – ngắn”, “cao – thấp”, “nặng – nhẹ”, “nhanh – chậm”… Cách tốt nhất là cho trẻ nhận biết bằng vật thực tế.
– Phân biệt màu sắc: trẻ dần nhận biết được màu sắc như xanh, đỏ, vàng … Hãy chỉ cụ thể vào những thứ xung quanh đồng thời dậy cho con từ ngữ tương ứng với màu sắc. Đồng thời cũng có thể dạy cho trẻ đèn tín hiệu giao thông, giải thích màu đỏ thì dừng lại, màu xanh thì được sang đường.
– Mô phỏng: thời kỳ này trẻ có thể trở lên bắt chước tốt hơn, có thể cho trẻ chơi đồ hàng hay diễn kịch… Điều này giúp hình thành khả năng quan sát cuộc sống sinh hoạt hàng ngày, nâng cao khả năng ghi nhớ và tái hiện của trẻ. Bố mẹ cũng hãy nhập vai, cùng trò chuyện và chơi với trẻ.
– Ý thức về thời gian: trẻ đã có thể nói được những câu ngắn, bạn cũng có thể cho thêm trạng từ chỉ thời gian khi nói chuyện với trẻ. Ví dụ “ngày mai chúng ta lại chơi tiếp nhé”, dần dần trẻ sẽ học nói theo khi trẻ dùng từ sai hãy dạy lại cho con.
– Sử dụng đồ dùng: có thể cho trẻ sử dụng một số đồ dùng như dùng kéo cắt giấy, dán keo … hành động này có hiệu quả trong việc tăng các khớp thần kinh của não bộ. Ngoài ra, cho trẻ thực hiện các mô tả đơn giản bằng bút chì, bắt đầu từ vẽ từng chấm, đường thẳng và dần đến vẽ vòng tròn hoặc hình tam giác.
4. Khen và nâng cao khả năng khẳng định bản thân cho trẻ
Ở độ tuổi này, bạn có thể bắt đầu dạy trẻ một cách nghiêm túc về quy định mang tính xã hội, ứng xử nơi công cộng, đánh giá đúng sai. Đây cũng là thời kỳ bạn có thể nhắc nhở trẻ hoặc áp dụng “hình phạt” với trẻ khi cần thiết. Tuy nhiên, nếu không phải là hành vi lệch lạc so với quy tắc chung của xã hội, làm phiền người khác hay hành vi gây nguy hiểm thì không nên mắng con, cố gắng để ý và khen con khi chúng là được việc gì đó.
Đến thời kỳ này, trẻ cũng trở nên quan tâm đến chữ viết và con số, chúng có thể cầm bút, nhưng hãy lấy những việc trong cuộc sống thực và cho trẻ trải nghiệm là nền tảng cơ bản để dạy trẻ.