IQ SCHOOL - MÔ HÌNH GIÁO DỤC TỪ SỚM

http://iqschool.vn


CHƯƠNG TRÌNH MẦM NON

IQ là trường đầu tiên tại Hà Nội mang đến cho các em học sinh từ khối Mầm non đến Trung học mô hình giáo dục quốc tế với “những điều tốt đẹp nhất của cả hai đất nước”, kết hợp những yếu tố tinh túy nhất trong hệ thống giáo dục Anh và Việt Nam. Điều này được thể hiện qua Chương trình Giáo dục Mầm non dựa trên Chương trình Giáo dục Quốc tế
CHƯƠNG TRÌNH MẦM NON

Từ 1,5 đến 3 tuổi:

Những chủ đề chính của học kỳ đầu: Em và bộ phận cơ thể Gia đình của em 

Trong nửa đầu học kì, các bé sẽ được học về chính bản thân mình, bao gồm: các bộ phận trên cơ thể và những cảm xúc khác nhau mà các em trải nghiệm hàng ngày. Đồng thời, các em cũng sẽ có thời gian để chia sẻ về mái ấm và gia đình của mình như: giới thiệu các thành viên trong gia đình và những việc họ thích làm khi ở nhà. Từ vựng: Cơ thể, đầu, vai, đầu gối, ngón chân, mắt, tai, miệng, mũi, lông mày, tóc, khuôn mặt, cảm xúc, buồn, tức giận, vui vẻ, sợ hãi, mẹ, bố, anh, chị, bà, ông, phòng ngủ, bếp, phòng ăn, phòng khách, ngủ, ăn, chơi. Sách tham khảo: “Does a Kangaroo Have a Mother, Too?” của Eric Carle “Feast for 10” của Cathryn Falwell “Ai đáng khen nhiều hơn”, “ Tích chu”, “ Ba cô con gái” Poems: “Yêu mẹ”, “Bàn tay mẹ”, “Quạt cho bà ngủ”

ThayvaTro

Bạn bè và trường IQ của bé chính là chủ để học trong nửa học kì đầu

Các em sẽ được tìm hiểu rõ hơn về các thầy cô giáo và bạn trong lớp của mình. Các em sẽ được chia sẻ và học cách làm việc theo nhóm cũng như có cơ hội nói chuyện với những nhân viên khác trong trường để làm quen và tìm hiểu về công việc của họ. Ngoài ra, sẽ có một buổi khám phá thú vị về trường học của bé – nơi bé sinh hoạt và học tập.Trường học, giáo viên, phòng học, thư viện, nhà ăn, hoạt động ngoại trời, phòng tập thể dục, phòng múa, phòng y tế, bạn bè, bạn cùng trường, lao công, bảo vệ, lớp học…là những điều bé được khám phám, trải nghiệm và chia sẻ.

IMG 9413[1]

Phát triển hướng cá nhân, xã hội, tình cảm:

Học kỳ này sẽ tập trung phát triển nhận thức của trẻ về bản thân mình. Các bé sẽ được tham gia vào các hoạt động nhằm nâng cao sự tự tin trong việc giao tiếp với những người mới. Các em cũng có cơ hội giúp đỡ các cô giáo bằng việc dọn dẹp, chăm sóc một bạn khác và chia sẻ đồ chơi. Đặc biệt, các bé được khuyến khích tự tin khám phá môi trường xung quanh thông qua rất nhiều hoạt động vui chơi.

Hoạt động hỗ trợ ở nhà: Việc cha mẹ khuyến khích trẻ tự làm một số việc cho bản thân như rót nước uống và chọn loại đồ ăn mà chúng thích cũng rất có ích. Việc để các em tự vệ sinh cá nhân cũng như cài khuy, buộc thắt, kéo khóa, đi giầy, tất, mặc quần áo, váy sẽ giúp phát triển tính cách độc lập ở trẻ.

 

Giao tiếp và ngôn ngữ - tiếng Anh.

Các em sẽ được hỗ trợ trong quá trình sử dụng ngôn ngữ để giao tiếp với mọi người xung quanh. Các em được khuyến khích sử dụng tiếng Anh để thể hiện cảm xúc của mình, đàm phán với người khác và trả lời các câu hỏi đơn giản. Các em cũng có cơ hội tham gia vào các trò chơi nhóm, tham gia các trò ch</em><em>ơi Tiếng anh và học qua bảng tương tác, các bài hát và câu truyện Tiếng Anh do giáo viên bản ngữ dạy sau đó các em sẽ được khuyến khích&nbsp; kể về những hoạt động mà các em đã tham gia.

Hoạt động hỗ trợ ở nhà: 

Cha mẹ có thể giúp trẻ bằng việc thể hiện sự quan tâm, không bắp buộc trẻ phải trả lời theo ý mình và hỏi trẻ khi trẻ không hứng thú. Hãy làm bạn với trẻ, chơi với trẻ để trẻ được cảm thấy được thoải mái khi trả lời những câu hỏi của bố mẹ. Bố mẹ nên khuyến khích trẻ trả lời những câu hỏi dài, đầy đủ để phát triển ngôn ngữ cho trẻ, bên cạnh đó cũng có thể sử dụng từ ngữ để liên hệ giữa cảm xúc với biểu hiện và ngôn ngữ cơ thể. Thường xuyên có các trò chơi hay múa hát để củng cố lại vốn từ trẻ đã được học ở trường.

Giao tiếp và ngôn ngữ - tiếng Anh và tiếng Việt

Các em sẽ được hỗ trợ trong quá trình sử dụng ngôn ngữ để giao tiếp với mọi người xung quanh. Các em được khuyến khích sử dụng tiếng Anh hoặc tiếng Việt để thể hiện cảm xúc của mình, đàm phán với người khác và trả lời các câu hỏi đơn giản. Các em cũng có cơ hội tham gia vào các trò chơi nhóm và kể về những hoạt động mà các em đã tham gia.

Hoạt động hỗ trợ ở nhà: Cha mẹ có thể giúp trẻ bằng việc thể hiện sự quan tâm, thích thú tới những từ mà các em sử dụng khi giao tiếp hay mô tả trải nghiệm. Hãy củng cố những từ mới mà trẻ học được ở trường bằng việc sử dụng chúng khi ở nhà. Phụ huynh cũng có thể sử dụng từ ngữ để liên hệ giữa cảm xúc với biểu hiện và ngôn ngữ cơ thể. Hãy nhớ, cho trẻ thời gian để suy nghĩ, kiên nhẫn chờ trẻ khi chúng cố gắng dùng từ ngữ để thể hiện điều muốn nói và tránh nói giúp trước cả câu.

 

Khả năng đọc, viết: 

Thông qua việc tham gia vào các hoạt động đánh vần, các em sẽ được học về cách gieo vần và sự lặp lại âm đầu. Các em có cơ hội đọc và nghe các sách truyện, bài hát, bài thơ; đồng thời khám phá ra cách viết và ý nghĩa của những kí tự mà chúng tạo ra.

Hoạt động hỗ trợ ở nhà: Phụ huynh có thể giúp đỡ trẻ tại nhà bằng cách đọc những câu chuyện gây hứng thú cho trẻ. Hãy để trẻ tự mô tả các bức tranh và nhân vật, dự đoán xem điều gì sẽ xảy ra tiếp theo trong câu chuyện. Ngoài ra, cha mẹ cũng nên đưa ra những công cụ viết khác nhau để khuyến khích trẻ tạo ra các kí tự và thực hành kỹ năng trước khi học viết.

IMG 9565[1]

Từ 3 đến 5 tuổi:

Chủ đề kỳ này bao gồm: Mọi điều về tôi, Động vật, Gấu và Phương tiện giao thông Mọi điều về tôi Đây là một chủ đề thú vị để giúp học sinh làm quen với ngôi trường mới, bởi các em học sinh đã bắt đầu tìm hiểu nhiều điều về nhau và kết bạn! Trong suốt học kỳ đầu chúng ta sẽ tìm hiểu các khía cạnh khác nhau của chủ đề, như “Ngôi nhà của tôi”, “Cảm xúc của tôi” và “Gia đình của tôi”. Vào dịp Tết trung thu các bé sẽ được tìm hiểu ý nghĩa của Tết trung thu với các gia đình.

Trong kỳ học đầu tiên ở trường, các em sẽ học cách làm thế nào để trở nên tự lập, cố gắng đáp ứng được các nhu cầu của cá nhân, như là đi vệ sinh, thay giày, cất và lấy đồ cá nhân vào đầu và cuối buổi học, tự ăn và uống. Điều rất quan trọng là chúng tôi khuyến khích thực hiện điều này ở trường cũng như ở nhà, vì nó sẽ giúp các em tự lập ở trường và sẵn sàng cho những khám phá mới mỗi ngày!

 

img 7184

Động vật

Trong chủ đề thứ hai của Kỳ đầu : Các em sẽ học về các loại động vật hoang dã, ví dụ như sống trong rừng, dưới biển và cả những loài sống ở nơi có khí hậu băng giá. Các em cũng sẽ học về động vật trong sở thú và trong nhà. Các em sẽ bắt đầu kỳ học với việc đóng giả thành các nhà thám hiểm rừng nhiệt đới và bắt chước lại cách các động vật di chuyển khác nhau trong giờ giáo dục thể chất và giờ học nhảy.

Các em sẽ chuyển sang tìm hiểu về động vật sống trong trang trại và những động vật này mang lại những gì cho con người. Chủ đề này sẽ cho các em cơ hội khám phá không chỉ khu vực lân cận và cuộc sống hoang dã xung quanh chúng ta mà còn một cơ hội để xem xét thế giới bên ngoài và cách động vật sinh sống trong điều kiện thời tiết đa dạng như thế nào. Để trải nghiệm những gì đã học thì các bé đã có buổi dã ngoại tại Công viên Thủ Lệ - Hà Nội. Và hơn thế nữa là các bé có được một sở thú nhỏ ngay trong khuôn viên của trường với nhiều con vật đáng yêu như Khỉ, Thỏ, Sóc, Chim Trĩ, Vịt, Gà, Bồ Câu, Chó, Mèo,…để các bé có thể trao đổi với nhau về thức ăn và cách chăm sóc các động vật khác nhau. Các em cũng sẽ học về thú nuôi trong nhà, và trao đổi về cách chăm sóc chúng. Các bé sẽ lắng nghe các câu chuyện về động vật ví dụ như Chú voi Elmer và nhiều hơn nữa! 

Gấu!

Sau khi học về các loài động vật khác nhau, các em sẽ tập trung học vào các loại Gấu, cả trong thực tế và trong tưởng tượng, học về những cách thức và âm thanh khi chúng chuyển động. Các em sẽ kết thúc chủ đề với rất nhiều câu chuyện dân gian và hiện đại về gấu và chủ đề này sẽ cho các em cơ hội được lắng nghe những câu chuyện này, cũng như là các bài hát và bài thơ liên quan cùng chủ đề, ví dụ như bài hát Teddy Bear’s Picnic, A Bear Named Sue, The 3 Bears Rap và 3 Tapping Teddies. Các em sẽ dõi theo Gấu Barnaby khi chú đi vòng quanh thế giới, xem xét các đất nước khác nhau, cũng như những đất nước này giống và khác Việt Nam như thế nào. Các em cũng sẽ được học về cuộc phiêu lưu của chú gấu Pudsey.

img 8349

Giao thông

Trong chủ đề này các em sẽ được học về tất cả các phương tiện giao thông, ví dụ như ô tô, xe tải, máy bay và các loại phương tiện khác … Các em cũng sẽ sử dụng khu mô hình và khu xây dựng để tạo sân bay, bến xe buýt hoặc ga tàu trong hoạt động góc. An toàn giao thông là vấn đề vô cùng quan trọng, bởi thế các bé sẽ có buổi sinh hoạt ngoại khóa về kĩ năng An toàn giao thông, cũng sẽ rất thú vị khi các bé sẽ có buổi biểu diễn thời trang mũ – Các bé sẽ hiểu được rằng Mũ không chỉ giúp che mưa che nắng, làm đẹp mà còn có loại mũ khác : Mũ bảo hiểm giúp ta bảo vệ sức khỏe của chính mình.

Các em sẽ học về các cách đến trường khác nhau vào buổi sáng và so sánh với cách đến trường của các bạn khác và các em cũng sẽ vẽ bản đồ đường đến trường của mình.

Trường thường xuyên tổ chức các buổi tham quan dã ngoai để các bé có nhiều hơn nữa những cơ hội trải nghiệm điều đã học vì thế các bé cũng sẽ xem xét mình phải chuẩn bị những gì cho một chuyến đi du lịch.

IMG 9528[1]

Giao tiếp và ngôn ngữ 

Giao tiếp và Ngôn ngữ là một lĩnh vực học chính. Học cách lắng nghe và chú ý, học cách hiểu và nói chuyện với người khác là những bài học sẽ được đưa vào trong phần học này. Các em sẽ được học cách lắng nghe người khác, làm theo chỉ dẫn và làm thế nào để nghe kể chuyện một cách thích thú và tiếp thu ngày một tốt hơn. Các em sẽ cố gắng đáp lại hợp lý bằng cách đưa ra và trả lời câu hỏi về câu chuyện. Các em cũng sẽ học về gieo vần và nghe những âm thanh của các nhạc cụ và các phần trên cơ thể tạo ra. Các em sẽ cố gắng nhận biết các từ mô tả âm thanh, cả bằng tiếng Anh và tiếng Việt và mở rộng vốn từ vựng trong cả hai ngôn ngữ. Điều này sẽ giúp các em xây dựng vốn từ vựng để có thể mô tả được rất nhiều những trải nghiệm hàng ngày của các bé.

Hỗ trợ con tại nhà: Lắng nghe các âm thanh ở nhà và xung quanh môi trường sống và hỏi các em giải thích những gì các em nghe được. Đưa cho các em những chỉ dẫn rõ ràng và giúp các em giải quyết những chỉ dẫn cần nhiều hơn một hành động, ví dụ như “ Cất đồ chơi đi và rửa tay để chuẩn bị ăn trưa” Khuyến khích các em giải thích việc mình đang làm bằng cách cho em thời gian suy nghĩ và sử dụng ‘bởi vì’ trong bài nói. Đặt câu hỏi mở khuyến khích đưa ra nhiều câu trả lời khác nhau. Chơi những trò chơi đòi hỏi các em cần phải lắng nghe âm thanh của các từ (ví dụ Bạn có thể tìm thấy mũ của mình không?)

 

Kĩ năng sống :

Đây là một trong những môn học chính học về cách các em tạo dựng các mối quan hệ, nhận thức và sự tự tin, và cách trẻ điều khiển cảm xúc và hành vi của mình. Trong kỳ đầu, các em sẽ phát triển các kỹ năng tự lập, có cơ hội tham gia các hoạt động ca hát và đóng kịch, học cách chia sẻ, lần lượt theo trật tự và tuân theo các quy tắc, phát triển sự tự tin để khám phá môi trường xung quanh và thể hiện bản thân. Các em cũng sẽ học cách hình thành những mối quan hệ tốt với các bạn khác trong lớp và với những người lớn trong và ngoài lớp học. Khi các em được giới thiệu về các quy tắc của IQ, các em sẽ suy nghĩ về những hậu quả hành động của mình có thể gây ra và tầm quan trọng của mỗi quy tắc trong giờ sinh hoạt lớp từng tuần. Những giá trị và thái độ tích cực này sẽ được tăng cường và khuyến khích hàng ngày trong trường. Đây là một chủ đề rất quan trọng bởi nó sẽ hình thành cách các em đối xử với mọi người và cư xử trong trường trong suốt năm học.

Hỗ trợ con học tại nhà: Các em cần được khuyến khích tự mặc quần áo, trong đó gồm cả đi tự đi giày và tất và được tự chuẩn bị đồ dùng đến trường, xếp đồ dùng ra khi ở trường và thu lại khi đến giờ về. Giáo viên chỉ hỗ trợ khi các em cần. Các em nên được chơi cùng các bạn khác và học cách chia sẻ đồ chơi Các em phải tự đi vệ sinh, và rửa tay kỹ bằng xà phòng! Quan tâm đến trò chơi của con và khuyến khích con chơi cùng mình. Phụ huynh có thể hỗ trợ chúng tôi bằng cách quay lại những quá trình quan trọng khi phụ huynh chơi cùng con. Khuyến khích các em kể lại những gì em đang làm và em cảm thấy thế nào và tại sao. Nếu các em thấy buồn hoặc tức giận, hãy khuyến khích các em tìm hiểu lý do tại sao các em lại cảm thấy như vậy và các em có thể làm gì.&nbsp; Đặt ra các quy tắc ở nhà. Nếu con không tuân theo những quy tắc đó, hãy đảm bảo rằng con sẽ bị phạt, tuy nhiên cũng nên khen thưởng nếu con cư xử tốt, ví dụ như giúp dọn dẹp mà không cần phải nhắc nhở.

img 7182

Hỗ trợ ở nhà: Kết hợp tập đếm vào các hoạt động hàng ngày ví dụ như đi siêu thị và đếm táo hoặc đếm xe chạy qua. Sẽ rất hữu ích khi đếm bằng cả tiếng Việt và tiếng Anh. Làm mẫu và khuyến khích sử dụng ngôn ngữ toán ví dụ đặt các câu hỏi “Giá sẽ đựng vừa bao nhiêu cái bát?” “Đưa cho bố/mê ba cái cốc/quyển sách/cái bánh…”. Khuyến khích các em nhận biết cả hình dạng và màu sắc, và đưa trẻ xem các hình mẫu. Coi trọng các trò chơi xếp hình của con bằng cách trưng bày hoặc chụp ảnh lại. Hỏi con đã sử dụng hình dạng nào và tại sao lại chọn hình đó. Hỏi những câu ‘đố vui’, ví dụ đưa cho con một chiếc hộp nhỏ và hỏi liệu có một chiếc xe đạp trong đó không.

 

Phát triển thể chất :

Phát triển thể chất bao gồm di chuyển và điều khiển, sức khỏe và tự chăm sóc. Đây cũng là một Phần học chính và cũng quan trọng như giao tiếp và ngôn ngữ. Trong giờ Giáo dục thể chất, các em sẽ phát triển sự tự tin và điều khiển được những chuyển động lớn và nhỏ. Các em sẽ di chuyển và vận động trong sân tập kết nối não – nơi giúp não bộ của bé phát triển tốt nhất. Ngoài ra trường còn trang bị hệ thống phục vụ cho việc phát triển thể chất qua hoạt động bơi, võ, bóng đá.

Trong lớp, các em sẽ được khuyến khích sử dụng các dụng cụ một cách an toàn và chủ động, học cách cầm các dụng cụ chính xác, ví dụ như bút chì và kéo, và tự sử dụng chúng. Chúng tôi cũng sẽ khuyến khích các em chú ý tới những thay đổi trên cơ thể khi các em tập thể dục, ví dụ như tim đập nhanh hơn. Các em cũng sẽ được khuyến khích tự mặc quần áo. Ví dụ: tự cho tay vào áo, đi đúng tất, biết tự đi giày đúng chân và học cách tự kéo khóa. Tự chăm sóc bản thân sẽ tập trung vào tầm quan trọng của việc rửa tay và tự đi vệ sinh, tự kiểm soát các nhu cầu cá nhân.

Hỗ trợ con học tại nhà: Hướng dẫn các em cách sử dụng kéo, keo và bút chì và để các em tự sử dụng chúng ở nhà. Đưa em đi công viên (nếu có thể) và khuyến khích các em di chuyển theo nhiều cách, ví dụ như trèo qua, luồn xuống dưới và qua các vật thể. Khi con di chuyển, khuyến khích con sử dụng các từ vựng về di chuyển. Ví dụ: dẫn đầu, bắt chước, đi theo, trượt, đĩa mềm, với, lê chân, nhảy dây… Khuyến khích con tích cực trong các trò chơi và giải thích rằng con nên cẩn thận khi di chuyển tự do. Giúp con trở nên tự tin khi tự mặc quần áo bằng cách công nhận và khuyến khích khi con cố gắng tự mặc đồ. Tạo ra cơ hội, đặc biệt là sau khi tập thể dục để con nói về cảm xúc từ cơ thể.

 

Ngôn ngữ

Môn Ngôn ngữ sẽ bao gồm kỹ năng Đọc và Viết. Trong học kỳ này các em sẽ được tham gia các hoạt động gieo vần và có vần điệu, lắng nghe và tham gia các câu chuyện và lặp lại các bài hát, tự đọc sách – gồm cầm sách đúng kiểu và nhận biết phải đọc theo hướng nào. Các em cũng sẽ xem hình minh họa trong sách và luyện tập nhận diện từ quen thuộc, ví dụ như tên của mình và tên của các bạn. Chúng tôi cũng sẽ thảo luận với các em về các nhân vật trong truyện, ví dụ như cảm xúc của họ và những từ mô tả các nhân vật đó, và thử đoán điều gì sắp xảy ra, hoặc suy nghĩ về một kết thúc khác. Chúng tôi cũng khuyến khích các em đưa ra ý nghĩa cho các điểm các em vẽ, và nhìn thấy trong môi trường xung quanh.

Hỗ trợ con học tại nhà: Lên kế hoạch các giờ đọc truyện song ngữ ở nhà. Khuyến khích các em nói chuyện về việc sẽ xảy ra tiếp theo trong một câu chuyện quen thuộc. Thảo luận với con về những nhân vật trong truyện con đang đọc. Khuyến khích con sử dụng tranh trong sách để kể lại một câu chuyện. Giúp con hiểu một từ bằng cách sử dụng tên và nhãn dán và chỉ ra những từ đó trong môi trường xung quanh và trong sách. Chú ý và khuyến khích những phần con đánh dấu và ý nghĩa của chúng. Hỗ trợ con nhận biết tên của mình. Tạo một cuốn vở ghi lại những hoạt động con đang làm, sử dụng ảnh của con để minh họa hoặc để con tự vẽ hình minh họa

 

Nghệ thuật biểu cảm và Thiết kế Trong lĩnh vực học tập này, các em sẽ được khám phá và sử dụng các phương tiện và tài liệu, và khám phá những gì trí tưởng tượng có thể tạo ra! Các em sẽ được tham gia nhảy múa và các trò chơi, hát những bài hát quen thuộc, gõ theo các nhịp lặp lại, khám phá màu sắc và cách chúng thay đổi, sử dụng đa dạng các loại đồ chơi ghép hình (ví dụ như các khối và hộp) và nhận biết các dụng cụ có thể được sử dụng cho mục đích xây dựng. Chúng tôi cũng sẽ khuyến khích sử dụng chuyển động để thể hiện cảm xúc, tạo ra các động tác theo nhạc, làm mẫu và tham gia các hoạt động đóng vai sử dụng những trải nghiệm trực tiếp để bổ sung vào trò chơi, xây dựng câu chuyện về đồ chơi và cố gắng ghi lại những kinh nghiệm này bằng nhiều hình thức (ví dụ như âm nhạc, nhảy, vẽ…)

Hỗ trợ con học tại nhà: · Hát nhiều bài hát và để các con thử tạo ra âm nhạc (có thể dùng lọ đựng đậu, nồi và thìa… có rất nhiều cách để tạo ra âm nhạc mà không cần dùng dụng cụ âm nhạc!) · Để con được sáng tạo ở nhà và khuyến khích con vẽ những gì con muốn. Hỏi về những bức tranh của con. · Giới thiệu từ vựng để con có thể nói chuyện về công việc của mình. Ví dụ: bóng bẩy, xù xì, gai góc, phẳng, có hoa văn, gập ghềnh, mềm, cứng… · Gợi ý và đặt câu hỏi để mở rộng ý tưởng của con về những gì có khả năng xảy ra, ví dụ “Bố/Mẹ tự hỏi điều gì sẽ xảy ra nếu…” · Hỗ trợ con suy nghĩ về điều con muốn làm, các quy trình liên quan và vật liệu và tài liệu cần thiết, ví dụ như một tấm ảnh để nhắc con về hình dạng các đồ vật. · Hỗ trợ con khám phá thế giới tưởng tượng bằng cách khuyến khích sáng tạo, giúp đỡ và đưa ra lời khuyên khi cần và bảo đảm rằng con có những trải nghiệm khơi dậy niềm đam mê của con. Qua đó, con sẽ ngày càng tự tin hơn trong việc thể hiện ý tưởng theo cách của riêng mình.

 

Hiểu biết về thế giới

Phần học này xem xét về Con người và Cộng đồng, Thế giới và Công nghệ. Các em sẽ phát huy tính ham hiểu biết bằng cách khám phá môi trường mới ở trường. Các em sẽ khám phá bằng cách sử dụng tất cả các giác quan, bao gồm khứu giác và vị giác (ví dụ như trong giờ ăn nhẹ và ăn trưa, và khi tập nướng bánh muffins cho bà của Cô bé quàng khăn đỏ). Các em sẽ nhận biết và miêu tả những dịp đặc biệt hoặc sự kiện của gia đình hoặc bạn bè và các em sẽ học về các nghề nghiệp khác nhau và các cách sống. Các em cũng sẽ trao đổi về những điều làm các em khác biệt và các em khác và giống với bạn bè hoặc gia đình như thế nào. Các em cũng sẽ trao đổi tại sao các sự việc xảy ra và các cách thức hoạt động của các đồ vật. Các em cũng sẽ bắt đầu phát triển hiểu biết về sinh trưởng và phân hủy và làm thế nào để thể hiện sự quan tâm tới sự vật sống và môi trường. Các em sẽ được khuyến khích nói về một số sự vật các em đã quan sát, ví dụ như cây cối, động vật, tự nhiên và những đồ vật tìm được và đặt câu hỏi về thế giới xung quanh các em. Kỳ này chúng tôi sẽ tăng cường sử dụng công nghệ và để các em khám phá nhiều trò chơi tin học. Các em sẽ được học cách sử dụng những dụng cụ đơn giản, ví dụ như bật máy CD và hoàn thành một chương trình đơn giản trên máy tính.

Hỗ trợ con học tại nhà: Khơi gợi sự quan tâm tới các đặc điểm của môi trường xung quanh khu vực sống bằng cách tới các cửa hàng, công viên… Để con khám phá với các giác quan của mình (vị giác, xúc giác, khứu giác, thị giác, thính giác) và hỏi con về sở thích đối với các giác quan này. Khuyến khích con chia sẻ cảm xúc và nói chuyện về lý do con phản ứng với những gì đã diễn ra theo cách cụ thể. Tăng cường những cảm tưởng tích cực của con về văn hóa và niềm tin và của chính con và của cộng đồng bằng cách chia sẻ và chào mừng các sự kiện đặc biệt. Hỗ trợ và khuyến khích tính ham hiểu biết, giới thiệu các từ vựng cho phép con trao đổi về những quan sát của mình và đặt câu hỏi. Thu hút sự chú ý của con tới những thiết bị tin học mà con nhìn thấy hoặc con có thể sử dụng dưới sự giám sát của người lớn.

img 4633

Chúng tôi hi vọng rằng những thông tin ở trên sẽ giúp ích cho Quý vị khi hỗ trợ con làm bài tập về nhà và thảo luận về học tập của con. Nếu có bất kỳ câu hỏi nào xin vui lòng liên hệ với giáo viên chủ nhiệm.