Cách ứng xử khi con bắt nạt bạn bè
- Thứ ba - 01/03/2016 11:24
- In ra
- Đóng cửa sổ này
Bài viết sau đây xin giới thiệu cách ứng xử của bố mẹ để khiến con ngừng bắt nạt bạn.
Có một phụ huynh đã chia sẻ câu chuyện của mình như sau: Khi nghe con nói với bạn bè: ”Khi nào nó đến thì phớt lờ nó nhé”, tôi đã rất sốc. Tôi đã mắng con con rất lâu, như “Chẳng có đứa trẻ nào bị bạn bè phớt lờ mà vui cả, con đừng có làm những điều mà khi bản thân con bị làm thế con cũng ghét, con thấy thú vị khi con làm chuyện đó, nhưng còn bạn con thì sao?…” Vậy mà một thời gian sau, khi đang chơi đùa con lại phớt lờ 1 đứa trẻ khác và rất lấy làm thích thú. Tôi lại mắng con một trận nhưng không biết là điều này có tác dụng gì không. Tôi không biết phải làm thế nào mới khiến con hiểu và ngừng việc bắt nạt bạn. Dưới đây là cách ứng xử mà tôi nghĩ bố mẹ có thể áp dụng với con.
Bạn có thể thử dùng cách nói: “Đừng làm những điều mà bản thân nếu bị làm cũng sẽ không thích”, hoặc nói rõ ràng “Không được là không được”. Tuy nhiên, nếu chỉ nói với con những điều như thế, con sẽ khó mà tiếp thu. Hãy thử hỏi con “Con nghĩ bạn kia cảm thấy như thế nào khi bị bắt nạt?” và cho con cơ hội tự đặt mình là người bạn đó và suy nghĩ. Nếu thử làm thế mà con vẫn không thay đổi thì có lẽ con đã không thử đặt mình vào tình huống đó.
Thúc đẩy suy nghĩ của con thông qua trải nghiệm thực tế
Tôi có quen một người, đã rất sốc khi biết con bắt nạt bạn, và cũng rất băn khoăn không biết nên làm thế nào để con hiểu, để con ngừng việc bắt nạt bạn. Bạn tôi đã lựa chọn cách dùng những điều con đã làm với bạn để làm với con.
Ví dụ, không thèm để ý đến con, nói với con là “Con ở đây mẹ thấy rất phiền, mau đi ra chỗ khác”. Và tất nhiên con sẽ rất bất ngờ. Khi con đã thử trải nghiệm cảm giác đó, người mẹ hỏi: “Bây giờ con cảm tấy thế nào? Từ giờ mẹ cứ như thế thì con thấy sao? Con muốn mẹ làm thế nào?”.
Những câu hỏi này sẽ thúc đẩy con tự suy nghĩ, xem bản thân mình đã cảm thấy thế nào khi bị mẹ nói như thế, và sau đó người mẹ nên nói với con: “Mẹ xin lỗi vì đã làm thế với con. Nhưng mà mẹ nghĩ con thông minh như thế, nhất định sẽ hiểu bị người khác phớt lờ thật khó chịu đúng không?”
Có thể nói đây là cách khá tàn nhẫn với con, và cách này cần phải có sự tin tưởng giữa mẹ và con, nếu không có thể sẽ dẫn đến hậu quả xấu. Tuy nhiên bạn tôi đã làm rất tốt và hiệu quả khá tích cực.
Người bạn tôi sau khi tiếp xúc với coaching thì đã có thể truyền đạt cho con cảm xúc của chính mình thay vì mắng mỏ con.
“Con làm tổn thương người khác khiến mẹ rất buồn. Mẹ rất mong con là một đứa trẻ hiền lành, hiểu cảm xúc của người khác.” Hay “Mẹ tin là con sẽ hiểu”.
Cách nói này không phải là phủ định nhân cách của trẻ mà khiến con biết được hành động con đang làm là điều đáng buồn. Hơn nữa, việc khiến con hiểu mẹ luôn tin tưởng con sẽ khiến con tự kiểm điểm lại hành động của bản thân, và chắc chắn sẽ giúp ích cho việc ngăn con bắt nạt bạn bè.