IQ SCHOOL - MÔ HÌNH GIÁO DỤC TỪ SỚM

http://iqschool.vn


Giáo dục sớm có tốt cho trẻ hay không?

 

Lợi ích của việc dạy trẻ từ sớm


Giáo dục sớm có thể đem lại cho trẻ 5 tố chất cần thiết sau:


- Não linh hoạt, hai nửa bán cầu được mở rộng, tư duy nhạy bén, tưởng tượng phong phú.
- Có thân thể khỏe mạnh, thích đùa vui vận động, có nhiều thói quen tốt.
- Hứng thú với nhiều sở thích, bao gồm bơi lội, quan sát, đặt câu hỏi, đọc…
- Có phẩm chất tính cách tốt, bao gồm sự tự tin, dũng cảm, tự điều chỉnh cuộc sống, thích lao động, thích giao tiếp, quan tâm đến người khác.
- Thích những đồ vật đẹp, thích nghe âm nhạc khiêu vũ, thích mỹ thuật, nhiệt tình với cuộc sống, nhạy cảm với ngôn ngữ, hành vi.


Tầm quan trọng của giáo dục từ sớm


Não của trẻ sẽ được uốn nắn trong quá trình trưởng thành. Ở giai đoạn đặc biệt từ 0 đến 6 tuổi trẻ nên được kích thích đúng cách và đầy đủ, nếu không, sự phát triển bình thường sẽ mất đi.


Một thử nghiệm cơ bản: những chú mèo con bị bịt mắt từ khi mới sinh, sau vài tháng chúng được cho phép nhìn, kết quả là chúng không thể nhìn thấy ngay. Lý do là não của chúng đã không có cơ hội để kích thích phát triển những tế bào thần kinh thị giác.


Giai đoạn từ khi sinh ra đến 6 tuổi, đặc biệt trước 3 tuổi là thời gian não của trẻ phát triển nhiều nhất.


Những năm đầu tiên của cuộc đời đặt nền tảng cho sự phát triển trí tuệ của tuổi vị thành niên và tuổi trưởng thành.


Từ lúc thụ thai, các tế bào thần kinh của não phát triển nhanh hơn bất kỳ tế bào nào khác trong cơ thể của trẻ. Tốc độ phát triển này của não vẫn được duy trì tới năm 6 tuổi: Khi mới sinh kích thước não là 25% kích thước não người lớn, 1 tuổi là 50%, 2 tuổi là 75% và đến 3 tuổi não bé đã phát triển bằng 90% não người lớn.


Não người lớn chứa hơn 100 tỉ neuron thần kinh, phần lớn trong số đó được hình thành trong suốt 5 tháng đầu tiên trong bụng mẹ. Nghiên cứu gần đây cho thấy rằng những tế bào thần kinh mới sẽ được hình thành trong suốt cả cuộc đời – nhưng chỉ với số lượng đủ để thay thế những tế bào đã chết.


Giáo dục từ sớm – Nên hay không?
 


Nếu có một lý do quan trọng nào cản trở các bậc phụ huynh không quan tâm tới việc dạy con sớm, đó chính là họ nghi ngờ về lợi ích và sự phù hợp của chương trình giáo dục sớm tại nhà hoặc tại trung tâm giáo dục sớm.


Bạn được bảo rằng dạy trẻ học là một công việc tuyệt vời, nhưng bạn thực sự cần biết tất cả các yếu tố và luận điểm ủng hộ hay chống lại việc học sớm để đi đến một kết luận hợp lý cho riêng mình.


Nền tảng của việc Giáo dục từ sớm


Não của trẻ được lập trình để học, biến những đứa trẻ thành những người có khao khát thành công lớn nhất thế giới. Trẻ sơ sinh và trẻ nhỏ cũng không phải đến trường và không phải chịu đựng những bài kiểm tra. Đối với trẻ HỌC ĐƠN GIẢN LÀ SỰ THÍCH THÚ!


Cha mẹ theo phương pháp giáo dục sớm cần nhớ


* Giáo dục sớm không phải là đào tạo thần đồng


Những ai theo phương pháp này với mong muốn biến con mình trở thành những thần đồng hay thiên tài thì đừng theo làm gì, vì mục đích của phương pháp này không phải là để biến những đứa trẻ trở thành thiên tài hay thần đồng. Mục đích là để các bậc cha mẹ hiểu được tầm quan trọng của việc nuôi dạy con từ sớm, từ đó biết cách nuôi dạy con để phát huy tối đa những khả năng và tố chất mà con cái của mình có, giúp con cái mình có nền tảng vững chắc về sức khỏe, trí tuệ, và nhân cách và sau này trở thành những người có ích cho xã hội.


* Thiên tài là do nỗ lực bản thân


Lật lại lịch sử của tất cả thiên tài hay thần đồng trên thế giới này đều có chung một điểm là họ đều không phải là do thiên bẩm hay do trời phú cho họ tài năng đó, mà 99% những người đó đều được áp dụng phương pháp nuôi dạy từ sớm, tức là được cha mẹ họ nuôi dạy từ khi mới lọt lòng .Yếu tố gen chỉ chiếm một phần rất nhỏ, còn lại tất cả những tài năng phi thường mà họ có được đều được hình thành nhờ giai đoạn nuôi dưỡng đúng đắn từ 0-6 tuổi, đặc biệt là giai đoạn từ 0-3 tuổi.


* Giáo dục càng sớm càng tốt
 


Vì sao phải nuôi dạy trẻ từ sớm? Bởi vì bộ não của trẻ chỉ phát triển đến năm 6 tuổi, còn sau 6 tuổi thì hầu như không phát triển nữa. Và giai đoạn từ 0-3 tuổi (bộ não hoàn thiện 80%) là giai đoạn trẻ có khả năng học tập tốt nhất, khả năng nhớ, liên tưởng,…là vô hạn, nó cũng quyết định sự hình thành về tính cách và năng lực của trẻ. Nếu ví khả năng mà bộ não của trẻ tiếp nhận thông tin và tri thức như một chiếc computer thì giai đoạn 0-3 tuổi giống như là hardware còn sau giai đoạn đó chỉ như là software mà thôi. Chúng ta thường hay cho rằng trẻ con thì không biết gì, mặc nhiên coi việc giáo dục trẻ là bắt đầu khi trẻ đi mẫu giáo, hay vào lớp 1 trở đi mới chú trọng. Thực tế nghiên cứu lại cho thấy phát triển trí tuệ của trẻ sau 4 tuổi là đã quá trễ, đợi đến khi vào lớp 1 thì lại càng không thay đổi nhiều được trí tuệ hay khả năng của trẻ nữa.


* Người mẹ là quan trọng nhất


Thời kì 0-3 tuổi là thời kì không một ai có thể thay thế được vị trí và vai trò của người mẹ trong việc nuôi dạy trẻ. Sợi dây gắn kết được hình thành giữa mẹ và trẻ đã có từ khi trẻ trong bụng mẹ, rồi khi trẻ được sinh ra thì mẹ chính là người gần gũi nhất. Tình thương của người mẹ được trẻ cảm nhận vô cùng đặc biệt so với những người khác, đặc biệt là giọng nói của mẹ. Nếu giai đoạn này mà trẻ phải xa mẹ và được người khác chăm sóc thì trẻ sẽ không bao giờ cảm nhận đầy đủ được tình yêu của mẹ, dù sau này người mẹ có muốn bù đắp bao nhiêu đi nữa. Hơn nữa, giai đoạn này sự hình thành tính cách, năng lực, trí tuệ của trẻ là phát triển mạnh mẽ nhất, nếu người mẹ không ở bên mỗi ngày thì trẻ sẽ không được phát huy hết khả năng của mình, và tính cách của trẻ cũng bị ảnh hưởng bởi những yếu tố của người xung quanh nhiều hơn là của mẹ. Vì thế đừng bao giờ giao việc chăm con, chơi với con cho người khác ở giai đoạn này.


* Giáo dục sớm không chỉ dành cho người giàu


Phương pháp áp dụng nuôi con từ sớm có thể dành cho mọi gia đình dù giàu có hay khó khăn về tiền bạc. Bởi vì sao? Để có thể nuôi dạy con tốt thì dù có phương pháp tốt, có nhiều tiền thế nào đi nữa mà các bậc cha mẹ thiếu đi bốn yếu tố sau thì không thể nào thành công được đó là: Yêu thương, kiên nhẫn, trò chuyện và khen ngợi. Những điều đó cha mẹ nào cũng có thể cho con cái mình, nó chỉ phụ thuộc vào cách mà cha mẹ làm mà thôi.


Nguồn: tham khảo internet