IQ SCHOOL - MÔ HÌNH GIÁO DỤC TỪ SỚM

http://iqschool.vn


Đừng bao giờ để con vui chơi vô bổ trong những năm tháng đầu đời

1. Quan điểm cho rằng học tập là phải ngồi trên lớp, học có hệ thống.

 


Quan điểm truyền thống cho rằng việc học phải được tiến hành trên lớp, có hệ thống mà không biết rằng việc dạy học trên lớp chỉ là một hình thức của giáo dục. Hình thức này hoàn toàn không phù hợp với trẻ 0 – 6 tuổi. Từ khi chế độ tiếp thu bài giảng trên lớp ra đời cách đây 200 năm, thêm vào đó là bức tường thành dày hàng ngàn năm của quan niệm truyền thống đã khiến con người âm thầm thừa nhận rằng học tập là việc tiếp thu những kiến thức được truyền thụ, không thể tiến hành bên ngoài lớp học. Chính vì thế mà trẻ nhỏ bị bắt buộc lên lớp, nghe giảng. Vậy là ngay cả việc muốn có được tri thức đơn giản nhất là phân biệt gà trống gà mái cũng phải được học trên lớp. Liệu đó có phải cách tiếp thu duy nhất?


Việc học tập của trẻ nhỏ được tiến hành thông qua truyền tải thông tin và các trò chơi trong cuộc sống. Bản năng cho phép trẻ tiếp nhận mọi thông tin đi vào cơ thể qua các giác quan. Chỉ cần có cuộc sống phong phú đa dạng, tăng cường những điều mắt thấy tai nghe cho trẻ, từ đó trẻ phát triển trí tuệ, kỹ năng, thói quen và tính cách. Vì vậy, bố mẹ nên chú trọng tạo cho trẻ một môi trường sống phong phú: Muốn con thông minh ham học thì xây dựng môi trường học tập trong gia đình, trong chính thói quen đọc sách của bố mẹ. Muốn con có khiếu thẩm mỹ, nghệ thuật thì thường xuyên đưa con đi triển lãm tranh, cùng con quan sát các tấm bìa, cùng con vẽ các hình đơn giản. Muốn con có kỷ luật thì ăn uống phải đúng bữa, đúng giờ, không bế dong, đút khi con đã có thể học cầm thìa…


“Việc trẻ 0 – 6 tuổi có đi học hay không không phải là điều cấp bách, điều quan trọng nhất là chế độ dinh dưỡng, trẻ khỏe mạnh và được vui chơi là được” cách suy nghĩ này cần được thay đổi và thực tế là đã đang được thay đổi. Trước khi vào lớp 1 đã được bố mẹ cuống cuồng tìm các lớp học chữ ghép vần để kịp với các bạn.


Có những trường mầm non 11h30 cho trẻ đi ngủ, tới hơn 3h chiều mới gọi trẻ thức giấc. Như vậy mỗi buổi trưa ngủ đến ba bốn tiếng đồng hồ chỉ làm trẻ mụ mị đầu óc. Lại có những gia đình thay vì giúp con hình thành khả năng chơi một mình, lại để nó ngồi bô cả tiếng vì để con đỡ chạy đi chạy lại… Có thể nói rằng số lượng bố mẹ thiếu sự chuẩn bị về tâm lý, kiến thức nuôi dạy con cái trầm trọng. Chỉ nghĩ rằng học là phải bắt đầu vào lớp 1. Chắc chắn sau khi xã hội giải quyết được vấn đề ăn no mặc ấm thì vấn đề phát huy tiềm năng của bé từ 0 – 6 tuổi đặc biệt giai đoạn 0 – 3 tuổi sẽ bố mẹ suy nghĩ cẩn trọng hơn.


2. Quan điểm sai về thông minh là tố chất có sẵn, con mình mà muốn được như vậy là điều không thể

 


Yếu tố bẩm sinh, di truyền là điều rất rõ ràng, nhưng những tố chất bẩm sinh này chỉ ở dạng tiềm ẩn, để khai thác được cần nhờ vào sự giáo dục và rèn luyện mới có thể phát huy tối đa được. Chúng là làm 1 ví dụ: có 2 trẻ, em A sinh ra đã mang sẵn tố chất 80 điểm, em B là 60 điểm. Nếu em A được giáo dục theo cách bình thường, phát huy được 20% tố chất thì sẽ chỉ là 16 điểm mà thôi, còn em B được giáo dục tốt, phát huy được 50% tố chất thì sẽ là 30 điểm. Vậy có phải em B đã thể hiện được khả năng vược trội so với em A?


Một ví dụ thực tế mà tôi có thể tự tin dẫn chứng ra, chúng ta biết đến cuốn sách thai giáo của Sisedike, trong đó có nêu, về lý thuyết di truyền, xác xuất để 1 gia đình có 4 người con đạt chỉ số IQ trên 150 như gia đình học là rất thấp, phải mô tả bằng “con số thiên văn”, bạn có thể hiểu là cực kỳ nhỏ, giống như 1 lúc nào đó tất cả khí trong 1 căn phòng rộng chỉ tập trung ở 1 góc phòng, xác xuất để điều này xảy ra là có, nhưng siêu nhỏ, và chúng ta hiểu là không thể. Thực tế là cả 4 người con của gia đình Sisedike đều được giáo dục bằng những phương pháp đặc biệt, và chúng ta có thể tin rằng, yếu tốt giáo dục là yếu tố quyết định tài năng của trẻ.


3. Quan điểm cho rằng trẻ thông minh sớm sẽ sớm tự mãn, dễ tự kiêu hoặc tự kỷ


Tự kiêu là kiểu tâm lý hình thành do trẻ cảm thấy những gì được học trên lớp quá dễ với mình, nảy sinh tâm lý bất cần, không muốn lắng nghe. Trong khi đó tự kỷ lại diễn ra khi trẻ có được trình độ cao hơn các bạn, không ai hiểu được mình, tự chui vào một chỗ và cô lập mình. Rất nhiều trường hợp đã rơi vào tình huống này. Có 2 lý do cho việc này.


Một là trẻ đã dành quá nhiều thời gian cho 1 đam mê nào đó và bỏ qua các hoạt động khác, dẫn đến việc bị lệch, thường là bỏ qua các tương tác xã hội, không chơi với người khác mà đóng mình 1 chỗ. Hai là cha mẹ đã không dạy cho trẻ các nguyên tắc đạo đức, trong đó có việc khiêm tốn, ham học hỏi và giúp đỡ người khác và những người xung quanh lại quá tung hô khả năng vượt trội của trẻ. Vì thế, nếu trẻ mắc phải vấn đề trên thì lỗi nằm ở cha mẹ và những người xung quanh chứ không phải ở giáo dục sớm. Trẻ được giáo dục sớm ở nhà dù đã biết rất nhiều, nhưng không thể biết hết được, đến lớp vẫn có nhiều điều phải học, với 1 thái độ cầu thị và luôn coi mọi người đều có gì đó cho mình học thì trẻ sẽ học rất nghiêm túc. Thay vì kiêu ngạo thì trẻ được giáo dục sớm có thể giúp các bạn mình học bài, hiểu bài, như vậy không có lý do gì trẻ bị cô lập cả.


4. Quan điểm về khó và dễ

 


Trong suy nghĩ của trẻ không có sự phân biệt giữa khó và dễ. Chúng không hề biết khó hay dễ là cái gì, chúng sẽ tiếp nhận khi cảm thấy hiếu kỳ, ngược lại sẽ từ chối khi cảm thấy không thích. Chúng chưa bao giờ có cảm giác nghĩa vụ, cảm giác trách nhiệm hay cảm giác khó khăn. Người lớn nghĩ đi bộ dễ chứ học bơi thì khó, học tiếng mẹ đẻ dễ chứ học ngoại ngữ rất khó. Nhưng trẻ lại không nghĩ thế. Đã có những đứa trẻ 6 tháng bơi được, trước cả khi biết đi. Có đứa trẻ nói được nhiều thứ tiếng do mẹ nói tiếng Việt, bố nói tiếng Anh, bà nội nói tiếng Pháp… Với chúng cái gì học trước thì biết trước, ngôn ngữ mà xuất hiện càng nhiều ở xung quanh thì nó là tiếng mẹ đẻ, cái gì hứng thú thì học, không hứng thú thì ép cũng chỉ vậy mà thôi.


5. Quan điểm về khổ và sướng


Trẻ là một đối tượng không sợ bất cứ một áp lực nào, không có một đứa trẻ bị bắt ép nào mà lại thông minh sớm cả. Giáo dục sớm kết hợp hài hòa giữa học tập và vui chơi, “học mà chơi, chơi mà học”. Nếu bạn đọc cuốn sách “Em phải đến Harvard học kinh tế” sẽ thấy mẹ của bé Diệc Đình đã áp dục giáo dục sớm bằng cách thường xuyên nói chuyện với con, hai mẹ con đi xe đạp, rồi xe buýt, rồi tung tăng dưới cánh đồng làng ngoại ô, rồi mẹ giải thích mẹ giải thích về sự thụ phấn của hoa; thậm chí lúc bé Đình còn nhỏ, mẹ đã không sợ bẩn cho con vào chuồng gà để được sờ vào con gà để được biết bằng lông gà thế nào, gà ấm thế nào… Sống một cuộc thơ đầy trải nghiệm như vậy, liệu có phải là “khổ”?


Như vậy để tạo ra tính cách tốt và phát huy được khả năng trí tuệ còn bỏ dở của trẻ, bố mẹ phải kích thích thật nhiều, tạo cho con một môi trường sống cực kỳ phong phú ở giai đoạn 0 – 3 tuổi cho đến 6 tuổi. Không có gì khó, không có gì khổ cả. Một lần nữa xin nhắc lại bố mẹ nên áp dục giáo dục sớm cho con, còn áp dụng bằng phương pháp nào, mỹ hay nhật, Glenn Doman hay Shichida… là do chính bố mẹ.


Nguồn: tham khảo internet