IQ SCHOOL - MÔ HÌNH GIÁO DỤC TỪ SỚM

http://iqschool.vn


Dạy con thông minh bằng cách chơi say mê học vui vẻ

Chơi say mê, học vui vẻ là bí quyết nuôi dạy con thông minh của các bố mẹ hiện đại ngày nay. Thay vì ôm ấp bao bọc con trong môi trường an toàn, sạch sẽ, họ cho con biết cảm nhận thực sự qua 5 giác quan, qua đó kích thích sự phát triển của dây thần kinh cảm giác.


Làm gương cho con:
 


Muốn con yêu âm nhạc, bản thân người dạy con phải yêu thích âm nhạc, muốn con sạch sẽ bản thân bố mẹ phải xắp xếp nhà cửa gọn gàng, muốn con độc lập bản thân bố mẹ cần độc lập… muốn con làm gì thì bố mẹ phải làm trước và làm với đầy sự hứng thú. Dần dần niềm say mê sẽ được truyền sang cho con.


Bầu không khí:


Không khí trong gia đình luôn phải nhẹ nhàng, vui vẻ, chuyên tâm và chăm chỉ. Xem tivi một cách có chọn lọc. Mỗi ngày cần khoảng thời gian hoạt động có cả gia đình. Ví dụ như cùng con chơi các trò chơi vào buổi chiều, có một buổi cả nhà cùng tắt tivi, ai làm việc của người nấy, hoặc cùng nói chuyện với nhau…


Thói quen sinh hoạt:


Nghỉ ngơi hợp lý, kết hợp hài hòa giữa tĩnh và động. Cần định ra thời gian, địa điểm và vị trí thực hiện các hoạt động. Các hoạt động kết hợp vừa học vừa chơi, tới hoạt động nửa độc lập, rồi độc lập hoàn toàn.


Sự thú vị:


Các hoạt động học và chơi cần mang tính trực quan đối đáp, tò mò, tính thi đấu, tính biểu diễn, sinh động và hấp dẫn. Nên kết thúc các hoạt động khi trẻ hào hứng và nói với con sẽ tiếp tục vào lần sau, như vậy sẽ kéo dài hứng thú của trẻ.


Cổ vũ con:
 


Kịp thời cổ vũ, biểu dương các hoạt động của bé. Thường xuyên khen con trước mặt người khác (không khen trước mặt bé khác, chú ý để người được khen nghe thấy). Tặng con bằng hệ thống điểm, hoa, cờ cụ thể khi con làm việc tốt và trừ bớt những vật thưởng này khi con mắc lỗi. Trong bất kể tình huống nào cũng không kể về lỗi của bé trước mắt người khác, càng không được trách con ngốc nghếch ngay trước mặt chúng.


Môi trường:


Nên dành một góc nhỏ hay một phòng để con vui chơi. Khi yêu cầu bé thực hiện một hoạt động tĩnh như ngồi đọc sách hay đọc truyện, cần cho con vào một vị trí nhất định và chú tâm làm việc nhằm hình thành các phản xạ có điều kiện về khả năng tập trung.


Thảo luận:


Thường xuyên đưa ra câu hỏi thảo luận, suy nghĩ và kích thích tranh luận để thỏa mãn tối đa trí tò mà và tăng niềm hưng phấn. Cho con cảm giác giành phần thắng đê tăng lòng tự tin và hiếu thắng.


Khống chế:


Do tâm trạng của bé chưa thể ổn định, bé không thể tập trung vào một việc mà thường bị xao nhãng bởi rất nhiều sự hứng thú khác, khả năng kiềm chế kém nên bố mẹ cần biết cách khống chế tâm trạng của con. Khi có dấu hiệu buồn chán, mẹ hãy giúp con vui tươi trở lại, khi con chăm chỉ học tập, người lớn cần bình tĩnh ôn hòa, khi con đạt được thành tích, bố mẹ cần tỏ ra thân thiết và vui mừng, khi con nông nổi, bố mẹ cần nghiêm túc và cẩn trọng…Tôn trọng con, tuyệt đối không nhục mạ, quát mắng con.


Hướng dẫn con:
 


Bất kỳ một hoạt động nào bố mẹ cần kiên nhẫn giảng giải, hướng dẫn, khi con chưa làm được tiếp tục cổ vũ và hướng dẫn con. Không ra lệnh cho con thực hiện các hoạt động mà con chưa có sự chuẩn bị đầy đủ. Bạn có thể nói các câu như: “Hôm nay chúng ta chơi trò …. được không?”; “Con học một chút nhé”; “Lần này con hãy cố gắng làm tốt hơn lần trước”…


Ám thị:


Sử dụng những từ ngữ ám thị tích cực: “thật là hay”, “thật là thú vị”, “a! nhớ ra rồi”, “tiến bộ thật nhanh”… tuyệt đối không sử dụng các ám thị tiêu cực: “lại không nhớ rồi phải không”, “mệt quá đi mất”, “chẳng tập trung chút nào”, “chậm ơi là chậm”…


Luôn thay đổi:


Trẻ con thường hay nhanh nhàm chán với các trò chơi lặp đi lặp lại. Bố mẹ hãy đa dạng trong các trò chơi, cùng một mục đích học chữ, nhưng có lúc bố mẹ là người bạn thi với con, có lúc bố mẹ lại là học sinh cho con làm thầy giáo, có lúc lại là đối thủ trong một trò chơi… Bên cạnh đó, bố mẹ cần đan xen các hoạt động liên tục ngoài học chữ, hãy cùng con chơi xếp gỗ, đọc chữ, xem bản đồ, học múa hát… sự thay đổi liên tục như vậy khiến những cảm nhận tinh thần của con luôn đổi mới, như vậy sẽ tập trung sự chú ý, thực hiện động tác mau lẹ, tình cảm dạt dào, nhờ đó hiệu suất học tập nâng cao.


Tính thống nhất:
 


Sự kết hợp trong các thành viên gia đình cần thống nhất, trẻ cần nhận được thông điệp thống nhất từ 1 thành viên chịu trách nhiệm chính trong việc dạy bé hằng ngày, những thành viên còn lại trong gia đình cũng phải ủng hộ. Không thể rèn luyện tính độc lập khi mẹ cho con tự đi vệ sinh trong khi bà nội lại giúp bé hoàn toàn… Tuyệt đối không để sự bất đồng quan điểm diễn ra trước mặt bé…


Biết chờ đợi:


Quá trình bồi dưỡng nên thói quen tốt và tính cách tốt là rất lâu, không có loại thuốc nào có tác dụng nhanh được, bố mẹ không nên nản trí khi con chưa đạt đến như mong muốn của mình. Bố mẹ nên nhớ rằng nếu một nghìn hành vi làm nên một thói quen xấu thì cần một trăm nghìn hành vi tốt để thay đổi nó.


Nguồn: tham khảo internet