Có nên cho trẻ mầm non học chương trình giáo dục sớm?
- Thứ hai - 23/03/2015 14:14
- In ra
- Đóng cửa sổ này
Giáo dục sớm đang dần trở nên phổ biến hiện nay. Tuy nhiên, có nên cho trẻ mầm non học chương trình giáo dục sớm hay không vẫn là thắc mắc của nhiều bậc phụ huynh.
Trước tiên hãy cùng xem lợi ích mà giáo dục sớm đem lại cho trẻ
Giáo dục sớm giúp trẻ:
• Khơi gợi được sự hứng thú về tinh thần và khả năng tưởng tượng.
• Khuyến khích ham muốn tự nhiên về việc học của trẻ và ý thức cao về lòng tự trọng bản thân.
• Hình thành phong thái lịch sự, hòa nhã, khả năng tự giác… những điều này sẽ giúp trẻ trở thành công dân tốt cho xã hội.
• Học cách quan sát, tự vấn bản thân và khám phá những ý tưởng một cách chủ động, độc lập.
• Hình thành và rèn luyện niềm vui thích trong học tập, giúp trẻ nắm vững thành thạo các kỹ năng và kiến thức về môi trường xung quanh, xã hội.
Khoa học kỹ thuật không ngừng phát triển mỗi ngày, lượng thông tin trong xã hội cũng trở nên tăng vọt, mục tiêu hàng đầu của giáo dục hiện đại không còn gói gọn đơn thuần ở việc dạy trẻ những kiến thức sẵn có, mà chính là dạy trẻ kỹ năng tự học suốt đời.
Trẻ có kỹ năng tự học suốt đời sẽ dễ dàng thích nghi, phát triển một cách tích cực và nổi trội trong cuộc sống sau này. Kỹ năng tự học suốt đời thể hiện ở sự đam mê học tập, tò mò, và có óc phân tích. Sách chính là nguồn tài liệu vô tận để trẻ thỏa lòng đam mê, tìm tòi kiến thức mới ngay cả khi trẻ trưởng thành và rời ghế nhà trường.
Phương pháp giáo dục trẻ thông minh sớm giúp trẻ ham thích khám phá...
Phương pháp giáo dục trẻ thông minh sớm giúp trẻ ham thích khám phá, có khả năng đọc sách tốt và nhanh từ khi còn rất nhỏ. Có được kỹ năng đặc biệt này, trẻ sẽ rất có hứng thú và say mê sách, cũng như phát triển nổi trội cả về thể chất lẫn tinh thần so với trẻ em cùng lứa.
Như đã biết, giai đoạn từ 0-6 tuổi, đặc biệt là giai đoạn vàng từ 0-3 tuổi, là thời kỳ quan trọng nhất để các bậc phụ huynh khai mở những tiềm năng vượt trội, bồi dưỡng những tố chất cơ bản cho trẻ, giúp cho trẻ phát triển một cách tối ưu nhất cả về thể chất lẫn tinh thần.
Tham gia vào chương trình học giáo dục sớm, trường học sẽ khuyến khích sự phát triển toàn diện của trẻ. Giáo viên sẽ tạo điều kiện cho trẻ được học hỏi, khám phá theo cách phù hợp với trẻ nhất. Mỗi trẻ có một vài loại hình trí thông minh nổi trội cần được phát hiện và nuôi dưỡng thông qua việc trải nghiệm nhiều loại hình hoạt động đa dạng. Hãy tưởng tượng trong lớp học là những nhà toán học, nhà sinh vật học, nhạc sĩ, họa sĩ, nhà văn, cầu thủ… nổi tiếng trong tương lai! Từ đó, trẻ đạt được sự tự tin trong việc ra quyết định và từ đó nhận thức được thế giới xung quanh. Nhờ quá trình này, trẻ phát triển cả sự tôn trọng và sẵn sàng giúp đỡ, cảm nhận giá trị bản thân, nhận định những người xung quanh và nhiều giá trị khác… Tất cả giúp cho cuộc sống của trẻ giàu trải nghiệm, sinh động, hồn nhiên và vui tươi.
Mặt khác, trong môi trường này, trẻ lớn hơn sẽ giúp đỡ, hướng dẫn các trẻ nhỏ hơn, điều này củng cố các khái niệm đã hình thành ở trẻ lớn. Đồng thời với trẻ nhỏ, chúng sẽ nhận ra các anh chị lớn đóng vai trò làm mẫu và khuyến khích chúng học, từ đó chúng suy nghĩ theo hướng “làm giống như các anh chị lớn có thể làm”.
Tóm lại, giáo dục sớm là một môn khoa học, hiểu theo ý nghĩa nào đó, cũng có thể là một môn khoa học mới ra đời. Nhất là giáo dục từ lúc thai nhi đến lúc 3 tuổi, một khoảng đất hoang chưa khai khẩn, chờ mọi người đi cày ruộng và làm cỏ!
Nguồn: Tham khảo Internet