IQ SCHOOL - MÔ HÌNH GIÁO DỤC TỪ SỚM

http://iqschool.vn


Cho con học tiếng Anh sớm cực “lãi”

Giúp bé hấp thụ ngôn ngữ một cách tự nhiên
 


Nếu những trẻ lớn (thậm chí cả người lớn) thường cảm thấy bị ép buộc, bị áp lực khi phải học một thứ gì đó, thì với các em bé lại tiếp thu một cách hoàn toàn thoải mái. Lý do là trẻ có khả năng hấp thụ ngôn ngữ một cách tự nhiên trong khi các trẻ lớn hơn lại làm việc này một cách có ý thức. Việc học mà không hề biết mình đang học khiến bé cảm thấy thoải mái hơn rất nhiều, giống như khi bé tập nói tiếng mẹ đẻ vậy. Nhờ đó mà kết quả cũng cao hơn rất nhiều.


Phát âm chuẩn ngay từ đầu


Mẹ nên cho bé được tiếp xúc với môi trường Anh ngữ ngay từ nhỏ thông qua những bài hát, những câu chuyện, phim hoạt hình… bằng tiếng Anh hoặc cho bé được tiếp xúc với giáo viên bản ngữ ngay từ đầu để con có được cách phát âm tự nhiên và chuẩn nhất. Do ở độ tuổi này các bé đang hứng thú với việc học nói với những âm điệu ngôn ngữ mới. Quan trọng nhất là việc học tiếng Anh sớm giúp tạo ra một nền tảng vững chắc để sau này khi bé tiếp tục học ở mức cao hơn, con sẽ cảm thấy dễ dàng hơn rất nhiều.


Rèn luyện sự tự tin


Học tiếng Anh sớm, đặc biệt là sự kết hợp giữa việc học với những trò chơi bổ ích sẽ tạo cho bé cảm giác thích thú, giúp con có cơ hội được giao tiếp nhiều hơn với bạn bè, giáo viên. Do đó, trẻ sẽ tự tin, bạo dạn hơn khi giao tiếp với người khác. Đó thực sự là kỹ năng lớn nhất sẽ đồng hành cùng với trẻ cho đến suốt cuộc đời.


Có thể thấy, việc cho bé tiếp cận tiếng Anh sớm sẽ đem lại rất nhiều hiệu quả, lợi ích. Tuy nhiên, để bé tiếp thu thật sự hiệu quả thì cần có một phương pháp giảng dạy đúng đắn và thật sự phù hợp. Vậy thì làm thế nào để bé học tiếng Anh đúng phương pháp? Dưới đây là một số “tip” để mẹ lưu ý:


1. Phân biệt rạch ròi hai ngôn ngữ
 


Nhiều mẹ thường tỏ ra ái ngại rằng học tiếng Anh quá sớm có thể khiến con bị “loạn” ngôn ngữ, khiến bé không phân biệt đâu là tiếng mẹ đẻ, đâu là ngoại ngữ. Kết quả là con bị “lai căng”, nói tiếng “Tầu Tây” lẫn lộn. Vì thế, chuyện phân biệt rạch ròi hai ngôn ngữ là rất quan trọng.


Chúng ta có thể liên tưởng đến trường hợp của các bé là con lai. Có thể thấy, một số bé nói hai thứ tiếng rạch ròi, không lẫn lộn và tốt như nhau. Nhưng có những bé lại bị loạn ngôn ngữ. Đó là do bố mẹ nói lẫn lộn, khi đó bộ não của trẻ sẽ không phân biệt được hai ngôn ngữ khác nhau.


Vì thế, khi dạy bé học tiếng Anh, đừng bao giờ cầm một quả táo và hỏi: “Quả táo nói bằng tiếng Anh là gì nhỉ?” mà hãy hỏi “thẳng” bé: “What is this?” Đó là một trong những lưu ý quan trọng để bé không bị lẫn lộn giữa các ngôn ngữ.


2. Học càng sớm càng tốt


Nếu bố mẹ không có khả năng nói tiếng Anh hoặc không thể thuê một cô bảo mẫu người bản ngữ cho con từ bé, hãy đợi con đến tầm 3 – 4 tuổi và bắt đầu. Bởi lúc đó bé sẽ biết được tiếng Anh là ngôn ngữ thứ 2 vì tiếng Việt của con đã ổn định rồi.


3. Học ngoại ngữ phải kiên trì
 


Một số mẹ cho con đi học tiếng Anh thì rất sốt ruột muốn biết hôm nay con đã nói được từ gì, học được câu gì… Vô hình chung, mẹ đã tạo ra sức ép, áp lực khiến bé mất đi hứng thú. Vì thế, hãy cứ bình tĩnh bởi nhiều bé thường học theo kiểu “mưa lâu thấm dần”, và con chỉ nói khi bé thấy cần thiết hoặc thích thú với điều đó. 


4. Học phải chuẩn ngay từ đầu


Với trẻ nhỏ, việc hấp thụ một ngôn ngữ mới sẽ “ăn sâu” và trí não và trở thành căn bản. Vì thế, nếu ban đầu bé đã hiểu sai, phát âm sai thì về sau tình trạng này sẽ rất khó để sửa chữa. Do đó, mẹ cần tìm cho con giáo viên đáng tin cậy, tốt nhất là người bản ngữ để bé nói tiếng Anh “chuẩn”.


5. Học dưới nhiều hình thức


Mẹ đừng bao giờ cứng nhắc cho rằng học là phải ngồi vào bàn cùng với sách vở. Hãy để bé tiếp xúc với thứ ngôn ngữ mới này qua nhiều phương tiện khác. Thông qua những trò chơi, bài hát, chương trình tivi hấp dẫn, những câu chuyện bằng tiếng Anh… bé sẽ cảm thấy hứng thú và tiếp thu nhanh hơn rất nhiều.


Nguồn: tham khảo internet