IQ SCHOOL - MÔ HÌNH GIÁO DỤC TỪ SỚM

http://iqschool.vn


Những truyện đồng thoại hay mẹ dễ dàng dạy con cách tự bảo vệ bản thân

Truyện minh họa thế giới trẻ thơ đầy màu sắc của bé. Trẻ dễ dàng tiếp thu, nhận thức được sự nguy hiểm trong cuộc sống và tự có các ý tưởng giải quyết những vấn đề mình gặp phải. Các mẹ nên tận dụng điều này.
Những truyện đồng thoại hay mẹ dễ dàng dạy con cách tự bảo vệ bản thân

Câu chuyện 1: Cô bé Alex và chú kỳ lân

Một ngày nọ, cô bé Alex vào rừng chơi và vô tình gặp chú kỳ lân. Alex mừng rỡ làm quen: “Xin chào, tôi là Alex. Chúng ta có thể làm bạn được không?”.

“Tất nhiên rồi, tôi rất vui vì điều đó”, kỳ lân trả lời.

Kể từ hôm đó, Alex và kỳ lân trở thành đôi bạn thân thiết và chơi với nhau rất vui vẻ. Alex rất nhiều lần tò mò và tỏ ra thích thú với chiếc sừng tự phát sáng của kỳ lân. Cô bé hỏi: “Mình có thể chạm vào chiếc sừng của bạn được không?”.

Kỳ lân nghiêm túc nói: “Không được, chiếc sừng này không ai được đụng vào. Nếu ai đó chạm vào tôi sẽ phải chết”.

“Đúng là đồ keo kiệt”, Alex thì thầm trong miệng và tỏ ra không vui. Nhưng vì tính hiếu kỳ, cô bé một mực nghĩ cách để có thể chạm vào chiếc sừng đó. Một hôm, cô bé kéo kỳ lân đến hốc cây xà cừ rất to và nói: “Trong cái hang này phát ra một âm thanh rất hay, bạn thử ghé tai nghe xem”.

Kỳ lân tin lời cúi người làm theo. Alex nhân lúc đó đã thực hiện được ước muốn của mình, cô bé hét lên sung sướng: “Tôi chạm được vào rồi nhé”.

Kỳ lân kêu: “Ôi” và bất ngờ ngã nhào ra đất. Kỳ lân đuối sức nói: “Tôi đi đây, từ nay về sau chắc bạn không còn cơ hội gặp tôi nữa rồi”.

Alex sợ hãi, khóc nức nở: “Bạn làm sao thế. Tôi chỉ vuốt nhẹ thôi mà. Làm sao lại làm bạn bị thương được”.

Kỳ lân thều thào đáp: “Tôi đã nói với bạn một lần rồi mà. Mỗi người đều có một nơi mà người khác không thể chạm vào được.
Và chiếc sừng là phần quan trọng nhất của tôi”. Nói xong kỳ lân dần biến mất.

Alex rất đau lòng và hối hận vì đã không nghe lời của kỳ lân. Cũng vì thế mà sau đó Alex tự nhốt mình trong phòng, không bao giờ trở lại khu rừng nữa và cũng vì thế mà cô bé dần ít bạn.

Bài học: Mỗi người đều có một phần người khác không thể chạm vào. Kỳ lần không được chạm vào sừng cũng như việc con phải ý thức được rằng trên cơ thể mình cũng có những “điểm kín” mà người khác không được đụng vào. Khi gặp trường hợp như vậy phải hét thật to để mẹ nghe thấy và đến giúp con. 

Câu chuyện 2: Con thỏ trắng thông minh

Một ngày nọ, thỏ, khỉ và dê rủ nhau lên núi chơi. Đột nhiên chúng phát hiện ra con sói già đang lẻn và nhà gà và lấy trộm trứng.
Dê giọng nhỏ nhẻ: “Con sói kia hung dữ lắm. Chúng ta chi bằng giả vờ không nhìn thấy, cứ để nó trộm. Nếu mình vào nói có khi bị nó ăn thịt mất”.

Khỉ tức giận nói: “Làm sao lại để yên khi biết chúng làm việc xấu. Hãy để tôi”. Nói xong, khỉ dũng cảm xông lên: “Con sói già kia, tại sao lại lấy trộm đồ của người khác. Để trứng xuống ngay”.

Sói nhìn xung quanh không thấy có người liền hung hãn quát: “Con khỉ to gan nhà ngươi, không muốn sống nữa hả. Ngươi dám chen vào chuyện của tao hả. Hôm nay ngươi sẽ phải chết”, vừa dứt lời con sói già giơ móng vuốt vồ nhanh lấy khỉ.

Khỉ hoảng sợ chờ đợi cái chết thì bất ngờ tiếng súng nổ lên. “Sói, đầu hàng đi, ngươi đã bị bao vây”, tiếng bác cảnh sát vang lên. Hóa ra lúc dê và khỉ đang tranh luận cách giải quyết thì thỏ đã nhanh trí chạy đi báo cảnh sát. Vì vậy mà khỉ đã thoát chết và sói đã bị trừng phát thích đáng.

Bài học: Tính mạng rất quan trọng, làm việc gì cũng phải lưu ý đến sự an toàn của mình. Khi con nhìn thấy người xấu thì đừng giả vờ không biết, cũng không nên tự mình trực tiếp đối đầu. Cách đúng đắn nhất là đi tìm người lớn giúp đỡ.

Câu chuyện 3: Lợn con không biết nghe lời

Một hôm, lợn bố và lợn mẹ có việc phải đi ra ngoài. Trước khi đi lợn mẹ căn dặn lợn con rất cẩn thận: “Con ở nhà một mình phải ngoan nhé. Thấy có ai lạ muốn vào con cũng không được mở cửa”.

Lợn bố và lợn mẹ vừa đi được một lúc thì bên ngoài có tiếng gõ cửa: “Nhà có ai không, tôi là thợ sửa đồng hồ nước. Đồng hồ nước nhà bác bị hỏng, tôi muốn vào sửa”.

Lợn con nghe vậy, từ trong nhà nói vọng ra: “Bố mẹ cháu đi vắng hết rồi, bố mẹ dặn không được mở cửa cho người lạ”. Người khách lạ nghe vậy liền đi luôn.

Một lúc sau, bên ngoài lại có tiếng gõ cửa: “Đồng hồ điện nhà bác bị hỏng, tôi đến sửa”.

Lợn con lại đáp: “Bố mẹ cháu đi vắng hết rồi, bố mẹ dặn không được mở cửa cho người lạ”.

“Tôi là người vận chuyện đồ. Lợn con, cháu có quà này”, lại có tiếng nói ngoài cửa.

Lợn con nghe thấy có quà là vui mừng khôn xiết. Trong đầu nghĩ mẹ chỉ dặn không được mở cửa cho người lạ chứ không dặn là không được mở cửa lấy quà, Nghĩ vậy lợn con bèn chạy ra mở cửa.

Vừa lúc đó, sói nhanh tay vồ lấy lợn con và cười hả hê: “Đúng là con lợn ngốc nghếch. Cuối cùng thì ngươi cũng chịu ra mở cửa. Giờ thì ta sẽ ăn thịt ngươi”.

Bố mẹ lúc này vẫn chưa về, hàng xóm cũng không thấy ai qua lại. Lợn con vừa khóc lóc sợ hãi vừa hối hận vì không cảnh giác.
Bài học: Phải cẩn trọng với người lạ và nói “không” với những món quà. Trong nhà không có người lớn, con tuyệt đối không được mở cửa vì đó có thể là sói đóng giả để ăn thịt. Khi có người lớn ở nhà, có người lạ gõ cửa con cũng phải hỏi ý kiến bố mẹ.

Bài học: Phải cẩn trọng với người lạ và nói “không” với những món quà. Trong nhà không có người lớn, con tuyệt đối không được mở cửa vì đó có thể là sói đóng giả để ăn thịt. Khi có người lớn ở nhà, có người lạ gõ cửa con cũng phải hỏi ý kiến bố mẹ.