Xây dựng trí tưởng tượng phong phú cho bé phát triển một cách tự nhiên thông qua 6 cách khoa học nhất
- Thứ ba - 06/01/2015 23:42
- In ra
- Đóng cửa sổ này
1. Những hoạt động nào cần thiết cho các bé
Những năm đầu tiên của trẻ vô cùng quan trọng. Những việc bạn và bé cùng nhau làm như đọc sách, hát hò, ăn uống, đi chơi,… đều được ghi lại trong não bộ của trẻ. Sự lặp đi lặp lại của các hoạt động trên tạo liên kết tới não bộ cho phép trẻ biết tư duy và học theo. Đặc biệt ở thời điểm này, não trẻ dễ tiếp thu hơn nhiều so với người lớn. Vì vậy, thực hiện nhiều lần một công việc sẽ giúp trẻ ghi nhớ vĩnh viễn hành động đó. Bên cạnh đó, cho trẻ tiếp xúc với những trải nghiệm mới cũng khuyến khích não trẻ tự tưởng tượng, khám phá thế giới theo cách riêng của mình.
2. Xây dựng một câu chuyện riêng kích thích tính tưởng tượng của trẻ
Kể những câu chuyện bạn tự hư cấu sẽ rất có ích cho trẻ, nhất là khi để chính chúng làm nhân vật chính. Khi đó, trẻ được cung cấp một thế giới tưởng tượng rộng lớn, chúng phải tìm cách giải thích làm thế nào để tạo ra nhân vật và cốt truyện đó. Chẳng bao lâu, trẻ sẽ biết cách tự tạo ra những câu chuyện và cuộc phiêu lưu của riêng mình. Lần đầu tiên có thể trẻ sẽ sao chép lại bạn, nhưng chắc chắn sau này bạn sẽ phải rất kinh ngạc trước sự sáng tạo của chúng.
3. Thỏa sức cho bé tưởng tượng bằng những món đồ chơi
Hầu hết mọi thứ, qua trí tưởng tượng đều có thể làm đồ chơi. Ví dụ, khăn quàng cổ dùng để trùm đầu, hạt nhựa biến thành đồ trang sức quý giá, hay những con thú nhồi bông là những vật nuôi trong “trang trại” tưởng tượng của trẻ.
Một ví dụ nữa đó là nếu bạn cho đứa trẻ một chiếc mũ và một chiếc khăn, chúng sẽ tạo ra rất nhiều nhân vật khác nhau với những trang phục khác nhau. Do đó, cách tốt nhất để đứa trẻ thỏa sức sáng tạo là cho chúng tiếp xúc với thật nhiều người, nhiều hoàn cảnh và sự kiện để trau dồi thêm vốn sống.
4. Rút ra bài học gì khi các trẻ chơi trò chơi giả tưởng
Trẻ học được rất nhiều từ những sự việc xảy ra hàng ngày. Khi trẻ sáng tác ra một kịch bản, cốt truyện và các nhân vật, chúng đồng thời phát triển được kỹ năng xã hội và ngôn ngữ của mình.
Cố gắng đừng hỏi trẻ quá nhiều rằng chúng đang làm gì. Thay vào đó, hãy nói những câu như: “Ồ, trông con y như đang ở trong tàu vũ trụ!”. Điều đó giúp con bạn có thêm động lực để tưởng tượng.
Điều quan trọng nhất, việc tạo ra những tình huống giả tưởng chính là cách để con bạn học cách giải quyết các vấn đề. Vì thế hãy yên tâm rằng bọn trẻ dành thời gian cả ngày trên sàn nhà giả làm động vật không hề lãng phí. Nó sẽ giúp trẻ đối phó với khó khăn và thách thức dễ dàng hơn khi đã trưởng thành.
5.Làm gì tiếp theo để khuyến khích trí tưởng tượng của trẻ?
Quan trọng là bạn hãy biết lắng nghe và quan tâm tới bé. Giả sử khi vẽ tranh, mẹ hãy khuyến khích bé mô tả bức tranh đó. Thay vì chỉ nói rằng “Ngôi nhà đẹp quá!”, hãy nói “Con tô màu rất đẹp. Thế đây là gì?”.
Hãy giả vờ cho phép trẻ đóng giả làm bất cứ ai, thực hành những gì trẻ đã được học theo cách mà chúng muốn. Bằng cách lắng nghe, bạn sẽ thấu hiểu suy nghĩ của con
Trí tưởng tượng có sức ảnh hưởng rất lớn đến óc sáng tạo, giúp trẻ có những hiểu biết phong phú, đa dạng về thế giới, tạo nền tảng cho sự phát triển và thành công sau này của trẻ. Vì vậy ngoài việc các bậc phụ huynh cho con chế độ ăn uống phù hợp để phát triễn trí nảo, thì việc vận dụng những cách khoa học trên, con các bạn sẽ có môi trường thật tốt với thế giới xung quanh và khám phá theo cách riêng của bé. mầm non IQ chúc cả gia đình bạn luôn có nhiều sức khỏe và thật hạnh phúc bên mái ấm bé nhỏ của mình tạo dựng!