Dạy con nguyên tắc nhưng không cưỡng ép
- Thứ hai - 06/04/2015 09:30
- In ra
- Đóng cửa sổ này
Trong gia đình, người mẹ luôn là chỗ dựa êm ái nhất cho con cái, là nguồn động viên, vỗ về cho con phấn đấu. Nếu quan hệ mẹ con không tốt sẽ có tác dụng ngược lại.
Bạn đang giặt đồ lỡ tay trong kkhi nồi canh sôi sục trên bếp đang trào ra. Bạn gọi con đang học bài xuống bếp nhấc nồi canh xuống. Con bạn làm xong cằn nhằn: “con ghét mẹ quá. Đang học bài mà cũng không yên”. Nghe tiếng “ghét” mẹ nổi giận đùng đùng la mắng con thậm tệ.
Không nên buồn vì việc con cái chê trách bố mẹ trong một thời điểm nào đó, mà nên xem đó là việc bình thường trong quá trình trưởng thành của con cái. Trong trường hợp này, bạn nên bình tĩnh giải thích cho con hiểu: Việc nhờ con trong trường hợp này là bất khả kháng. Những việc khác trong gia đình không bao giờ sai con làm trong lúc đang học.
Không nên để chuyện nhà chỉ lệ thuộc vào 1 người. Thỉnh thoảng vắng nhà vài ngày là cách con bạn cài tập quán xuyến việc nhà. Điều đó có lợi để rèn luyện tính độc lập, không ỷ lại.
Bạn thấy con bạn không được sạch sẽ. Bạn gắt lên “ đi tắm đi” hoặc “bẩn quá có đi tắm không”.
Không nên dùng mệnh lệnh như vậy, con bạn sẽ miễn cưỡng vâng lời nhưng không được vui. Thay vào đó, bạn nên nói: “con muốn tắm rửa bây giờ hay để chiều mát cũng được, tắm sạch rồi con sẽ rất đẹp tra”
Khi muốn con làm việc gì đó, bạn thường hay dùng cụm từ “mày không bao giờ…” hoặc “mày vẫn cứ….” rồi “mày sẽ bị…”
Bạn nên chỉnh lại cách nói như vậy vì nó luôn tạo áp lực nặng nề làm cho con bạn sợ hãi khi thất bại, thiếu tự tin do đó thiếu năng động. Bạn nên chỉnh lại cách nói như vậy vì nó luôn tạo áp lực nặng nề làm cho con bạn sợ hãi khi thất bại, thiếu tự tin do đó thiếu năng động. Bạn nên dùng các câu có ý nghĩa tích cực như “nếu con làm… thì sẽ rất tốt” có tác dụng khuyến khích
Cứ hàng tuần vào chiều thứ tư, bạn phân công con bạn đến cửa hàng mua gạo chở về dùng cho cả tuần
Chiều thứ tư tuần này bạn đi làm về, trời mưa, bạn phát hiện con không ra cửa hàng mua gạo. bạn bực mình rầy là con mặc dù nhà vẫn còn gạo nấu.
Không nên: mặc dù việc nhà đã phân công thành thói quen, nhưng nguyên tắc không phải là điều cứng nhắc. Chiều hôm đấy trời mưa, chở gại về không tránh khỏi bị ướt. Bạn có thể linh động cho phép con để đến chiều hôm sau, trời nắng ráo mua gạo tiện hơn.
Hơn 10 giờ tối, bạn phát hiện ra bình dầu ăn đã hết, sáng mai không thể làm bữa điểm tâm cho cả nhà. Bạn gọi con gái mới 10 tuổi đi mua dầu ăn. Con bé không chịu đi vì “sợ ma”. Bạn cưỡng ép con phải đi cho được. Bé vừa đi vừa khóc
Đừng nên cho rằng con bạn có khả năng làm được mọi việc, không sợ gì cả và nếu nó từ chối chỉ vì giả vờ hoặc lười biếng. Sợ ma(chủ yếu là sợ đường vắng) là cảm giác thật của trẻ vị thành niên, nhất là con gái. Trước khhi giao một nhiệm vụ gì, bạn cần cân nhắc: việc đó có vượt quá khả năng của con và tốt nhất là đừng cưỡng ép con
Con bạn đang học lớp 12, bạn ra mệnh lệnh “năm nay phải thi đậu đại học, nếu không đậu thì phải tìm việc làm, không ai nuôi con nữa đâu”
Bạn tưởng rằng nghiêm khắc như thế con bạn sẽ cố gắng học tập, nhưng thực ra chỉ làm con bạn căng thẳng, khó học tập nếu nghe những lời như thế, mặc dù nó biết rằng nó có rớt đại học thì gia đình sẽ cho thi lại. Tốt nhất bạn nên nói “con sẽ đem lại niềm vui cho gia đình nếu năm nay con thi đậu đại học”